Tổng quát quá trình kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe

Quy trình kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới được tiến hành để xác định tải trọng trục, nhóm trục và khối lượng toàn bộ xe khi xe đang đi qua cân. Mức cân lớn nhất lên đến 50.000 kg

Quy trình này chỉ áp dụng cho các cân được lắp đặt trong vùng cân mà vận tốc xe được kiểm soát. Tùy theo phương pháp vận hành cân có thể được phân loại thuộc nhóm cân tự động hoặc không tự động với các cấp chính xác.

Quy trình này không áp dụng cho các loại cân:

+ Cân dùng để xác định tải trọng trục xe bằng cách nhân đôi kết quả cân một bánh

+ Cân được lắp đặt trên ôtô để đo tải trọng trục.

Bài viết dưới đây của ISOCAL sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết hơn về quy trình kiểm định này.

Giải thích các thuật ngữ chuyên ngành

Những từ ngữ chuyên ngành trong bài viết này của isocal được giải thích như sau:

– Cân đối chứng là cân được dùng để xác định khối lượng ở trạng thái tĩnh của trục, nhóm trục hoặc tổng khối lượng xe. Cân đối chứng được làm để làm chuẩn đối chứng khi kiểm tra cân động. Cân đối chứng có 02 loại:

+ Cân tách biệt với cân xe cần kiểm định

+ Cân tích hợp chức năng cân tĩnh trong cân xe cần kiểm định.

– Cân tự động là loại cân không có sự can thiệp của người vận hành trong quá trình cân. Quá trình cân được tiến hành theo chương trình tự động cài đặt trong cân.

– Cân không tự động là cân cần có sự can thiệp của người vận hành trong quá trình cân. Kết quả cân cần sự xác nhận của người vận hành.

– Đường dẫn là phần của vùng cân không chứa bộ phận nhận tải. Nó được bố trí ở hai đầu vùng cân nhằm đảm bảo cho xe đi vào bộ phận nhận tải đúng hướng, với vận tốc ổn định.

– Bộ phận nhận tải là phần của vùng cân trực tiếp nhận tải trọng từ bánh xe.

– Vùng cân bao gồm bộ phận nhận tải và đường dẫn ở cả hai phía của bộ phận nhận tải.

– Trục xe là một trục gồm các bánh xe được lắp trên cùng trục tâm quay. Phân bố trên chiều rộng phủ hết chiều ngang thân xe và vuông góc với hướng chuyển động của xe.

– Nhóm trục bao gồm các trục liền kề được quy định theo các văn bản hiện hành của Bộ giao thông vận tải.

– Tải trọng trục là phần khối lượng xe đặt lên một trục khi trục đó đi qua cân.

– Tải trọng nhóm trục là phần khối lượng xe đặt lên một nhóm trục khi nhóm trục đó đi qua cân. Khối lượng của một nhóm trục không phải là tổng khối lượng các trục trong nhóm khi đi qua cân.

– Trục cố định là các trục xe được bố trí cố định trên cùng một khung gầm.

– Xe đối chứng là xe có tải trọng từng trục và khối lượng cả xe đã được xác định trên cân đối chứng. Loại xe này được sử dụng trong các phép kiểm tra các chỉ tiêu đo lường.

– Vận tốc cho phép nhỏ nhất của xe trong quá trình cân còn được gọi là vmin. Đây là vận tốc xe qua cân theo thiết kế. Nếu xe chạy với vận tốc nhỏ hơn vmin thì cân sẽ mắc sai số lớn hơn sai số cam kết của nhà sản xuất.

– Vận tốc xe qua cân còn được gọi là: vTB. Đây là vận tốc trung bình của xe khi đi qua bộ phận nhận tải.

– Vận tốc cho phép lớn nhất của xe trong quá trình cân còn được gọi là: vmax. Đây là vận tốc xe qua cân theo thiết kế. Nếu xe chạy với vận tốc lớn hơn vmax thì cân sẽ mắc sai số lớn hơn sai số cam kết của nhà sản xuất.

– Phạm vi vận tốc của xe qua cân là dải vận tốc từ vmin đến vmax .

– Thời gian sấy máy là thời gian từ khi bật nguồn đến khi cân đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và đo lường như thiết kế.

– Kiểm tra mô phỏng là phép kiểm tra trên toàn bộ cân hoặc một phần của cân bằng các vận hành mô phỏng.

– Kiểm tra chế độ cân tĩnh là phép kiểm tra dùng các quả cân chuẩn hoặc tải trọng đặt tĩnh trên bộ phận nhận tải để xác định sai số của cân.

– Kiểm tra chế độ cân động là phép kiểm tra dùng xe đối chứng chuyển động qua bộ phận nhận tải để xác định sai số hoặc độ lệch của cân.

– Kiểm tra chức năng vận hành là phép kiểm tra sự phù hợp của các chức năng của cân cần kiểm định so với tài liệu kỹ thuật.

– Sai lệch cho phép lớn nhất còn được gọi là: MPD. Đây là chênh lệch lớn nhất cho phép giữa tải trọng trục hoặc nhóm trục bất kỳ, cân được trong kiểm định động và giá trị tải trọng trung bình (đã hiệu chính) của trục hoặc nhóm trục đó.

– Sai số cho phép lớn nhất còn được gọi là: mpe. Đây là chênh lệch lớn nhất cho phép giữa giá trị hiển thị của cân với giá trị khối lượng chuẩn đặt trên cân.

Cân kiểm tra tải trọng xe
Cân kiểm tra tải trọng xe

Các kí hiệu viết tắt

d: giá trị độ chia

E: sai số:

E0: sai số tại điểm “0”: E0

I: số chỉ

L: giá trị tải trọng

∆L: giá trị tải trọng thêm vào

m: mức cân

mpe: sai số cho phép lớn nhất

MPD: sai lệch cho phép lớn nhất

Max: mức cân lớn nhất

Min: mức cân nhỏ nhất

P: chỉ thị thực trước khi làm tròn

Các phương tiện kiểm định

Phương tiện kiểm địnhKỹ thuật đo lường cơ bản
Chuẩn đo lường
Quả cân chuẩn– Quả cân chuẩn cấp chính xác M1. Tổng khối lượng các quả cân chuẩn không được nhỏ hơn 20 % Max

– Các bộ quả cân nhỏ, cấp chính xác M1, có tổng khối lượng đủ để xác định sai số của cân ở các mức cần kiểm.

Phương tiện khác
Cân đối chứng– Cân đối chứng phải thoả mãn các yêu cầu quy định.

– Sai số của cân đối chứng: Khi xác định khối lượng toàn bộ xe bằng phương pháp cân tĩnh trên cân đối chứng, sai số không được lớn hơn 1/3 mpe của cân đang kiểm định tại cùng mức cân khi xác định khối lượng toàn bộ xe

Phương tiện phụ
Tải bì đến mức cân Max– Bì không thay đổi trọng tâm và khối lượng trong quá trình sử dụng
Xe đối chứng(!)

(!) Xe đối chứng được lựa chọn phải đại diện cho các kiểu xe được phép lưu hành trên đường. Loại xe này khá phù hợp với các kiểu xe đã quy định trong tài liệu kỹ thuật của cân.

– Số lượng:

+ 1 xe đối xứng kiểu 2 trục cố định

+ Ít nhất 1 xe đối chứng kiểu có từ 3 trục trở lên.

– Xe đối chứng 2 trục cố định được dùng làm tải tĩnh để thực hiện kiểm định tĩnh. Ngoài ra, chúng cũng được dùng làm đại diện cho một loại xe để thực hiện kiểm định động.

– Trong các trục của xe đối chứng phải có ít nhất 1 trục xe đạt đến tải trọng gần Max của cân.

– Xe chở chất lỏng hoặc hàng hoá có thể dịch chuyển trong khi chuyển động không được dùng làm xe đối chứng (trừ trường hợp cần kiểm định các cân xe chuyên dùng cho các kiểu xe này).

Điều kiện để tiến hành thực hiện kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe

Để có thể tiến hành kiểm định hiệu quả nhất cần phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:

– Nhiệt độ và độ ẩm: Điều kiện thời tiết bình thường, không có mưa to và gió lớn

– Cân được kiểm định tại vị trí lắp

– Xác định lượng tiêu hao nhiên liệu của xe

– Vị trí đặt cân phải tránh xa cách nguồn nhiệt, nguồn nhiễu gây ảnh hưởng tới kết quả kiểm định

– Nên chọn cân đối chứng gần với cân cần kiểm định

– Khối lượng xe đối chứng và trọng tâm của hàng hoá trên xe không bị thay đổi trong quá trình di chuyển giữa 2 cân

Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe

Để quá trình kiểm định diễn ra một cách hiệu quả, cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị dưới đây:

– Tập kết đầy đủ chuẩn và bì gần nơi cần kiểm định.

– Khởi động thiết bị để sấy máy theo thời gian ghi trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hoặc trong 30 phút

Tiến hành thực hiện kiểm định cân tải trọng xe

Kiểm tra bên ngoài

Để có thể kiểm tra các thiết bị kiểm định bằng mắt thường, bạn sẽ cần phải chú ý nhãn mác phải gắn ở vị trí dễ quan sát, và thể hiện rõ các thông số sau:

Các thông tin chung

– Ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất

– Kiểu thiết kế

– Số thiết bị

– Điện áp danh định

– Tần số danh định

– Nhiệt độ làm việc

– Ký hiệu phần mềm

Các thông số kỹ thuật, đo lường

– Cấp chính xác của cân (cấp chính xác khi cân trục/ nhóm trục và cấp chính xác khi cân toàn bộ xe)

– Tải trọng lớn nhất (Max)

– Tải trọng nhỏ nhất (Min)

– Giá trị độ chia nhỏ nhất (d)

– Số lượng trục xe lớn nhất (mà cơ cấu nhận dạng có thể phân loại được)

Kiểm tra kỹ thuật

Đối với quá trình kiểm tra kỹ thuật sẽ phải tiến hành theo các yêu cầu dưới đây:

– So sánh sự phù hợp về kết cấu của cân cần kiểm định với quyết định phê duyệt mẫu

– Kiểm tra bằng chứng liên kết chuẩn của cân đối chứng.

– Kiểm tra sự hoạt động bình thường của thiết bị đo vận tốc của cân

Kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe
Kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe

Kiểm tra đo lường

Cân kiểm tra tải trọng xe được kiểm tra đo lường dựa vào phương pháp, nội dung và các yêu cầu sau đây:

Kiểm tra bằng quả cân chuẩn

Phép kiểm tra này chỉ được thực hiện với các cân có bộ phận nhận tải đủ lớn. Để chất đủ khối lượng quả cân chuẩn và bì cần thiết. Nếu điều kiện trên không thể đáp ứng. Bắt buộc thực hiện phép thử này đến mức cân mà bộ phận nhận tải có thể đáp ứng. Sau đó chuyển sang phép thử

– Bỏ qua phép kiểm tra này với loại cân không có chế độ cân tĩnh.

– Tải trọng kiểm tra: phép thử được thực hiện tại các mức tải lân cận các mức: Min, Max, 25 % Max, 50 % Max và tại các mức mà mpe thay đổi.

Trình tự tiến hành:

+ Xác định sai số điểm “0”;       

+ Lần lượt đưa tải trọng lên các mức nêu trên

+ Xác định sai số và so sánh với mpe tương ứng cho trong bảng dưới đây:

Cấp chính xác khi

cân toàn bộ xe

Mức tải m

(tính theo giá trị vạch chia d)

Sai số cho phép lớn nhất (mpe)

 

0,2; 0,5; 1

0 £ m £ 500± 0,5 d
500 < m £ 2000

± 1,0 d

2000 < m £ 5000

± 1,5 d
 

2; 5; 10

0 £ m £ 50

± 0,5 d

50 < m £ 200

± 1,0 d
200 < m £ 1000

± 1,5 d

Kiểm tra bằng xe đối chứng hai trục

– Quy định về làn xe chạy: Dừng xe đối chứng chạy qua chân sáu lần theo các điều kiện ghi trong bảng 3 sau, (hướng chạy xe là nhìn từ đầu chỉ thị ra bộ phận tiếp nhận tải, mép cân được quy ước theo hướng xe khi chạy từ trái sang phải).

– Quy định về vận tốc chạy xe (chỉ quy định với cân có tính năng cân động):

+ Thực hiện đầy đủ các lần chạy xe quy định trong bảng 3 đối với vận tốc vTB

+ Đối với vận tốc: vmin và vmax chỉ lấy kết quả khi xe chạy chính giữa cân (lần 4 và lần 1)

– Trình tự tiến hành:

(1) Cân toàn bộ xe đối chứng (không chất tải) trên cân đối chứng

(2) Cân xe (không chất tải và chạy với vận tốc vTB) trên cân

(3) Đảo chiều xe và thực hiện lại bước (2)

(4) Thay đổi vận tốc vmin và v = (60 ~ 100) % vmax . Lặp lại các bước (2, 3)

(5) Lặp lại các bước (2, 3) hai lần nữa, một lần hướng dẫn xe chạy ép mép trái và một lần chạy ép mép phải. Xem bảng dưới đây:

Làn chạy xe

Chạy chính giữaÉp sát mép trái cân

Ép sát mép phải cân

Lần 1 (từ trái sang phải)

Lần 2 (từ phải sang trái)Lần 3 (từ trái sang phải)
Lần 4 (từ phải sang trái)Lần 5 (từ trái sang phải)

Lần 6 (từ phải sang trái)

 

(6) Chất mức tải mới (gần Max) lên xe và lặp lại các bước (1, 2, 3, 5) nêu trên

(7) Tính toán sai số và so sánh với MPD tương ứng cho trong bảng dưới đây

Cấp chính xác khi cân trục (nhóm trục)

Sai lệch cho phép lớn nhất (MPD) của tải trọng trục (hoặc nhóm trục) đối với xe có 2 trục

(hoặc của nhóm trục) cố định

Tính theo % của tải trọng trục

(Giá trị trung bình đã hiệu chỉnh)

(1)

± 0,25 %
(2)

± 0,50 %

(3)

± 0,75 %
(4)

± 1,00 %

(5)

± 2,00 %
(6)

± 4,00 %

 

Kiểm tra bằng xe đối chứng nhiều hơn hai trục

– Xe đối chứng dùng cho kiểm định chọn theo hướng dẫn trong mục “các phương tiện kiểm định”

– Quy định về làn xe chạy: Dừng xe đối chứng chạy qua cân hai lần giữa tâm cân theo chiều ngược nhau.

– Trình tự tiến hành:

(1) Cân toàn bộ xe đối chứng trên cân đối chứng

(2) Cân xe trên cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới: khi dừng để cân từng trục, không vào số và kéo phanh tay. Để chống trôi, cho phép dùng con kê để chèn bánh. Hướng dẫn xe đi vào đúng tâm bàn cân

(3) Đảo chiều xe và thực hiện lại bước (2)

(4) Ghi tất cả các kết quả các phép cân trục vào biên bản

(5) Tính toán sai số và so sánh với MPD tương ứng cho trong bảng dưới đây

Cấp chính xác khi cân trục (nhóm trục)

Sai lệch cho phép lớn nhất (MPD) của tải trọng trục (hoặc nhóm trục) đối với xe có 2 trục

(hoặc của nhóm trục) cố định

Tính theo % của tải trọng trục (hoặc nhóm trục)

(Giá trị trung bình đã hiệu chỉnh)

(1)

± 0,50 %
(2)

± 1,00 %

(3)

± 1,50 %
(4)

± 2,00 %

(5)

± 4,00 %
(6)

± 8,00 %

 

Xử lý chung

– Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

– Cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

– Chu kỳ kiểm định của cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới là: 12 tháng.

Lời kết

Quy trình kiểm định cân tải trọng xe cơ giới được tiến hành để xác định tải trọng trục, nhóm trục và khối lượng toàn bộ xe khi xe đang đi qua cân. Đừng quên theo dõi isocal.vn để có thể tham khảo các bài viết về kiểm định, thử nghiệm và hiệu chuẩn nhé!!!

Xem thêm: Quy trình kiểm định phương tiện đo nồng độ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *