Quy trình kiểm định phương tiện đo nồng độ

Quy trình kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sửa chữa phương tiện đo nồng độ SO2 , CO, NO, NO2  của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục có đặc trưng kỹ thuật được nêu trong bảng dưới đây:

Đặc trưng kỹ thuật

Đơn vịPhương tiện đo nồng độ
SO2CONO

NO2

Phạm vi đo

%V(0 ÷ 10)×1(0 ÷ 100)×1(0 ÷ 10)×1(0 ÷ 10)×1
Sai số lớn nhất cho phép%± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

Văn bản kỹ thuật này không áp dụng đối với phương tiện đo nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc khí thải tự động, liên tục. Cùng ISOCAL tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình đánh giá này nhé!

Giải thích các thuật ngữ chuyên ngành

Những từ ngữ chuyên ngành trong bài viết này của isocal được giải thích như sau:

– Khí “không”: đây là loại khí có nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 nhỏ hơn so với giới hạn mà các phương tiện đo khác có thể phát hiện được.

– Khí chuẩn, hỗn hợp khí chuẩn là loại chất chuẩn ở thể khí có các thành phần SO2 , CO, NO, NO2  ổn định so với nồng độ xác định thường được nén với áp suất cao trong bình kim loại

– Phương tiện đo nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục còn được biết đến với tên gọi tắt là PTĐ). Đây là phương tiện kỹ thuật dùng để thực hiện phép đo nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 .

– Sai số lớn nhất cho phép được ký hiệu là MPE). Đây là giá trị cực trị của sai số đo. Đối với những giá trị đại lượng quy chiếu đã biết, cho phép bằng yêu cầu kỹ thuật, phương tiện đo, các quy định đối với phép đo hoặc hệ thống đo đã cho.

– Độ trôi là sự thay đổi liên tục giảm xuống hoặc tăng lên của chỉ số theo thời gian. Chúng được tạo ra do những thay đổi trong tính chất đo lường của phương tiện đo.

– Điểm “nồng độ” là điểm khí chuẩn có giá trị nồng độ khí chuẩn pha loãng phù hợp với phạm vi đo của phương tiện đo nồng độ.

– Đơn vị tính: %V: phần trăm (thể tích)

1% V = 1  ppm = 1  ppb

máy đo nồng độ khí CO2
máy đo nồng độ khí CO2

Các phương tiện kiểm định

Phương tiện kiểm định

Kỹ thuật đo lường cơ bản

Chuẩn đo lường
Khí chuẩn– Có nồng độ khí và độ không đảm bảo đo như trong bảng 1
Phương tiện khác
Thiết bị đo nồng độ khí– Phạm vi đo như bảng 1 và sai số lớn nhất cho phép không lớn hơn ½ sai số của PTĐ cần kiểm định.
Thiết bi ̣tao khí “không” hoặc bình khí  tinh khiết– Khí “không” có nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 nhỏ hơn giới hạn phát hiện mà phương tiện đo có thể phát hiện được

– Bình khí N2 tinh khiết có độ chính xác không nhỏ hơn 99,9995%.

– Lưu lượng đầu ra: (0,5 ÷ 10) L/min.

Thiết bi ̣pha loãng khí chuẩn– Lưu lương đầu ra: tối thiểu 0,5 L/min

– Độ chính xác dòng khí: (1,0 ÷ 2,0) %

– Độ lặp lại dòng khí: ± 1% toàn thang

– Tỷ lê ̣pha trộn khí chuẩn/khí “không”: tối đa 1/500.

Phương tiện đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường– Nhiệt độ: (0 ÷ 50) °C, giá trị độ chia 1°C

– Độ ẩm không khí: (25 ÷ 95) %RH, giá trị độ chia 1 %RH.

Phương tiện phụ
Thiết bị cảnh báo khí rò rỉ– Có khả năng cảnh báo khi nồng độ khí vượt quá giới hạn cho phép
Van nối, ống dẫn khí, đầu chuyển đổi– Được chế tạo bằng vật liệu thép không gỉ, đồng hoặc nhựa teflon để không làm ảnh hưởng đến khí chuẩn và thành phần khí thuộc đối tượng cần đo
Dung dịch kiểm tra rò khí trên đường ống. 
Đồng hồ đếm giây 

 

Khí chuẩn

Giá trị nồng độ khí chuẩn pha loãng

Độ không đảm bảo đo

SO2

(0 ÷ 10)×1  %V

((0 ÷ 10) ppm)

 

Khí chuẩn để pha loãng có độ không đảm bảo đo không lớn hơn ½ sai số lớn nhất cho phép của PTĐ

CO

(0 ÷ 100)×1  %V

((0 ÷ 10) ppm)

NO

(0 ÷ 10)×1  %V

((0 ÷ 10) ppm)

 NO2

(0 ÷ 10)×1  %V

((0 ÷ 10) ppm)

Bảng 1

Điều kiện để tiến hành thực hiện kiểm định phương tiện đo nồng độ

Để có thể tiến hành kiểm định hiệu quả nhất cần phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Điều kiện môi trường phòng kiểm định

– Nhiệt độ: (25 ± 5) °C

– Độ ẩm không khí: ≤ 90 %RH

Điều kiện an toàn

– Có hệ thống thông gió/ thoát khí đảm bảo an toàn

– Có hệ thống nối đất an toàn

– Không có các loại khí, các loại hơi có khả năng ăn mòn và không chứa các chất dễ gây cháy, nổ.

Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định phương tiện đo nồng độ

Để quá trình kiểm định diễn ra một cách hiệu quả, cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị dưới đây:

– Lựa chọn khí chuẩn phù hợp để pha loãng có giá trị nồng độ theo bảng 1

– Trước khi tiến hành kiểm định, PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 phải được duy trì trạng thái ổn định trong phòng kiểm định tối thiểu 1 giờ.

– Kiểm tra kết nối của van, áp kế trên đường ống kết nối từ các bình khí chuẩn đến PTĐ. Đảm bảo khít, kín, không rò rỉ và lưu lượng khí đầu vào phù hợp với yêu cầu quy định của nhà sản xuất PTĐ.

– Khởi động thiết bị tạo khí “không”, thiết bị đo nồng độ khí và thiết bị pha loãng khí chuẩn phù hợp với yêu cầu quy định của nhà sản xuất.

– Đảm bảo bình khí chuẩn trong phòng kiểm định được duy trì trạng thái ổn định ít nhất 3 giờ đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40 L và ít nhất 6 giờ đối với bình có dung tích từ 40 L trở lên.

Trạm quan trắc không khí tự động, liên tục
Trạm quan trắc không khí tự động, liên tục

Tiến hành thực hiện kiểm định phương tiện đo nồng độ

Kiểm tra bên ngoài

Để có thể kiểm tra các thiết bị kiểm định bằng mắt thường, bạn sẽ cần phải chú ý kỹ các thông tin sau:

Dùng mắt thường để kiểm tra và xác định sự phù hợp của PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục đối với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật về kích thước, nguồn điện sử dụng, nhãn hiệu, hình dáng, hiển thị và phụ kiện kèm theo.

Kiểm tra kỹ thuật

Đối với quá trình kiểm tra kỹ thuật sẽ phải tiến hành theo các yêu cầu dưới đây:

Kiểm tra kỹ lưỡng trạng thái hoạt động và cơ cấu chỉnh của PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2  của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục theo tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất.

Kiểm tra đo lường

PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục được kiểm tra đo lường dựa vào phương pháp, nội dung và các yêu cầu sau đây:

Phương pháp kiểm định PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục là so sánh kết quả đo trực tiếp giữa giá trị hiển thị trên thiết bị đo nồng độ khí bằng khí chuẩn đã được pha loãng và giá trị hiển thị trên PTĐ nồng độ khí cần kiểm định.

Kiểm tra độ trôi điểm “không”

– Kiểm tra độ trôi điểm “không” của PTĐ được thực hiện theo phương pháp đo tại điểm “không” sau 24 giờ và thực hiện đo lặp lại 6 lần liên tiếp.

Kiểm tra độ trôi điểm “nồng độ”

– Tạo nồng độ khí chuẩn pha loãng có giá trị bằng (80 ± 10) % toàn bộ phạm vi đo.

– Kiểm tra độ trôi điểm “nồng độ” của PTĐ được thực hiện theo phương pháp đo sau 24 giờ và thực hiện 6 lần liên tiếp tại điểm nồng độ có giá trị bằng (80 ± 10) % giới hạn đo trên

Kiểm tra sai số

– Tạo nồng độ khí chuẩn pha loãng có giá trị bằng (20 ± 10) %; (50 ± 10) % và (80 ± 10) % giới hạn đo cận trên của thang đo.

– Kiểm tra sai số của PTĐ được thực hiện tại 3 điểm nồng độ khí có giá trị bằng (20 ± 10) %; (50 ± 10) % và (80 ± 10) % giới hạn đo trên. Tiến hành đo tối thiểu 6 lần liên tiếp tại mỗi điểm “nồng độ”.

Kiểm tra độ lặp lại

– Chọn 1 trong 3 điểm “nồng độ” tại mục “kiểm tra sai số” để tiến hành kiểm tra độ lặp lại của PTĐ.

– Tiến hành đo tối thiểu 10 lần liên tiếp để xác định nồng độ khí chuẩn đã chọn.

Kiểm tra thời gian đáp ứng

– Tạo 1 điểm nồng độ khí “không” và nồng độ khí chuẩn pha loãng có giá trị bằng 90 % giới hạn đo trên.

– Kiểm tra thời gian đáp ứng của PTĐ theo phương pháp đưa khí “không” vào PTĐ cần kiểm định. Sau khi đạt giá trị “không” ổn định, tăng đến điểm nồng độ có giá trị bằng 90% giá trị giới hạn đo trên của PTĐ cần kiểm định.

– Thời gian đáp ứng của PTĐ không vượt quá giới hạn quy định theo bảng dưới đây:

Đặc trưng kỹ thuật

Đơn vịPhương tiện đo nồng độ
SO2CONO

NO2

Phạm vi đo

%

(ppm)

 

(0 ÷ 10)×1

 

(0 ÷ 100)×1

 

(0 ÷ 10)×1

 

(0 ÷ 10)×1

Độ trôi điểm “không” sau 24 giờ%

(ppm)

± 2 ×1

± 0,02

± 5 ×1

± 0,5

± 2 × 1

± 0,02

± 2 × 1

± 0,02

Độ trôi điểm “nồng độ” sau 24 giờ (toàn phạm vi đo)

 

 %

 

 ± 3

 

 ± 3

 

 ± 3

 

 ± 3

Sai số lớn nhất cho phép (MPE) 

%

± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

± 5

(giá trị đọc)

Độ lặp lại (độ lệch chuẩn)

 % 1/3 MPE 1/3 MPE 1/3 MPE 1/3 MPE
Thời gian đáp ứngs180120180

180

 

Xử lý chung

– PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định trong quy trình kiểm định này được dán tem kiểm định, cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định và niêm phong các vị trí có thể làm sai lệch kết quả đo.

PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2  của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định trong quy trình này thì không được cấp giấy chứng nhận kiểm định và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

Chu kỳ kiểm định của PTĐ nồng độ SO2 , CO, NO, NO2 của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục là 12 tháng.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về quy trình kiểm định phương tiện đo nồng độ SO2 , CO, NO, NO2N  của trạm quan trắc không khí tự động, liên tục mà ISOCAL muốn chia sẻ đến bạn đọc. Đừng quên theo dõi isocal.vn để có thể biết thêm các quá trình hiệu chuẩn, kiểm tra và thử nghiệm khác nhé!

Xem thêm: Quy trình hiệu chuẩn thiết bị cảm biến quang chuyên nghiệp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *