Thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện được dùng để tính toán độ chính xác của công tơ điện. Hiểu được quy trình hiệu chuẩn sẽ giúp nâng cao hiệu suất sử dụng của sản phẩm
Quy trình hiệu chuẩn thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện
Quy trình hiệu chuẩn sau chỉ dành cho các thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện xoay chiều một pha và ba pha có đặc trưng kỹ thuật như sau:
- Phạm vi đo điện áp trong mức (0 ÷ 600) V/pha
- Phạm vi đo dòng điện trong mức (0 ÷ 200) A/pha
- Phạm vi đo góc pha dao động trong (0 ÷ 360)o
- Tần số dao động trong khoảng (45 ÷ 65) Hz
- Sai số cho phép từ ± 0,5 % đến ± 0,02 %
Giải thích thuật ngữ
- Sai số cho phép: là giới hạn sai số của thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện. Gồm công tơ điện chuẩn, biến dòng đo lường chuẩn và biến áp đo lường chuẩn được xác định từ cấp/độ chính xác của thiết bị đó
- Thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện: là bộ thiết bị gồm chuẩn điện năng (công tơ điện chuẩn, biến dòng đo lường chuẩn, biến áp đo lường chuẩn), bộ tạo điện áp, dòng điện, góc pha, hệ thống tính sai số cùng các thiết bị đo/chỉ thị được lắp đặt đồng bộ
- IUT: là thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện cần được hiệu chuẩn
- STD: là chuẩn dùng để hiệu chuẩn (hay công tơ chuẩn)
Các phép hiệu chuẩn thiết bị kiểm định công tơ điện
Cần được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:
Kiểm tra bên ngoài | |
Kiểm tra kỹ thuật | Kiểm tra độ bền cách điện |
Kiểm tra khả năng bảo vệ mạch điện áp | |
Kiểm tra khả năng bảo vệ mạch dòng điện | |
Kiểm tra khả năng làm việc của đầu đọc | |
Kiểm tra công suất ra của mạch tạo điện áp | |
Kiểm tra công suất đầu ra của mạch tạo dòng điện | |
Kiểm tra khả năng tạo góc lệch pha | |
Kiểm tra các bộ chỉ thị sai số | |
Kiểm tra đo lường | Xác định sai số cơ bản của IUT |
Đối với IUT có sử dụng biến áp đo lường cách ly cho mạch điện áp | |
Đối với IUT có sử dụng biến dòng đo lường cách ly cho mạch dòng điện | |
Đối với IUT có đo điện năng phản kháng |
Phương tiện hiệu chuẩn thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện
Một số phương tiện cần sử dụng trong quá trình hiệu chuẩn bao gồm:
Chuẩn đo lường | Công tơ điện chuẩn (STD) |
Phương tiện đo | Máy đếm tần số và tỷ lệ tần số |
Dụng cụ đo điện trở cách điện (mêgôm mét) | |
Dụng cụ đo điện áp | |
Dụng cụ đo dòng điện | |
Dụng cụ đo góc pha | |
Oát mét | |
Thiết bị tạo cao áp thử đ bền cách điện |
Điều kiện hiệu chuẩn
Để quá trình hiệu chuẩn diễn ra hiệu quả, cần đảm bảo các điều kiện môi trường sau:
- Nhiệt độ khoảng 23℃. Sai số cho phép ± 5℃
- Độ ẩm tối đa là 70 %RH
- Nguồn điện áp cung cấp cho IUT là 220V/pha. Sai số cho phép ± 5%
- Tần số nguồn điện cung cấp là 50 Hz ± 0,25%
- Dạng sóng của nguồn điện cung cấp: điện áp và dòng điện phải có dạng sóng hình sin. Hệ số méo phi tuyến cho phép tối đa là 3 %
Chuẩn bị hiệu chuẩn
Trước khi bắt đầu hiệu chuẩn cần chuẩn bị các công việc sau:
- Điện áp nguồn cung cấp cho IUT phải đúng thứ tự pha. Độ lệch giữa giá trị điện áp từng pha với giá trị trung bình phải phù hợp. Ngoài ra, độ lệch pha giữa các điện áp pha phải nằm trong mức an toàn đã được quy định
- Các cực nối đất của IUT phải được nối đất đúng theo quy định
- Khởi động IUT ở chế độ hoạt động trong thời gian sấy máy ít nhất 30 phút hoặc hơn tùy theo quy định kỹ thuật
Tiến hành hiệu chuẩn thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện
Kiểm tra bên ngoài
Cần chú ý kiểm tra các yêu cầu sau:
- Các thông số như kiểu, hãng sản xuất, phạm vi đo điện áp, phạm vi đo dòng điện, phạm vi tần số, số chế tạo và sai số cơ bản (hay còn gọi là cấp/độ chính xác) của công tơ điện chuẩn
- Các ký hiệu phân biệt công tắc, điều khiển, nơi chuyển mạch, sơ đồ đầu đấu dây điện áp, dòng điện
Kiểm tra kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật IUT theo trình tự sau:
Kiểm tra độ bền cách điện | Đo điện trở cách điện giữa mạch dòng, mạch áp, các mạch phụ với đất (vỏ IUT) bằng mêgôm mét. Giá trị điện trở cách điện đo được phải nằm trong phạm vi quy định |
Kiểm tra khả năng bảo vệ mạch điện áp | Đặt IUT ở chế độ chờ. Ngắn mạch điện áp (từng pha) với trung tính hoặc với đất. Điều chỉnh giá trị điện áp từ 0 đến giá trị điện áp danh định của thang điện áp bất kỳ. Trong quá trình đó, mạch bảo vệ phải tác động ngay |
Kiểm tra khả năng bảo vệ mạch dòng điện | Thiết lập IUT ở chế độ chờ. Để hở mạch dòng điện (từng pha). Điều chỉnh giá trị dòng điện từ 0 đến giá trị dòng điện danh định của thang điện áp bất kỳ. Trong quá đó, mạch bảo vệ phải tác động ngay |
Kiểm tra khả năng làm việc của đầu đọc | Dựa vào chức năng của loại đầu đọc được lắp đặt để kiểm tra khả năng thu nhận tín hiệu |
Kiểm tra công suất ra của mạch tạo điện áp | Tạo độ tải ứng với công suất đã thiết kế. Tiếp đó, tạo thêm điện áp giữa các pha độc lập với nhau |
Kiểm tra công suất đầu ra của mạch tạo dòng điện | Tạo độ tải ứng với công suất đã thiết kế. Tiếp đó, tạo thêm dòng điện giữa các pha độc lập với nhau |
Kiểm tra khả năng tạo góc lệch pha | Nguồn điện áp và dòng điện phải độc lập với nhau. Trong từng pha phải tạo được góc lệch pha theo quy chế kiểm định của IUT |
Kiểm tra các bộ chỉ thị sai số (nếu có) | Có độ phân giải tối thiểu là 0,01 %. Kiểm tra bằng cách thay đổi hệ số cài đặt |
Kiểm tra đo lường thiết bị hiệu chuẩn công tơ điện
Cần thực hiện theo trình tự, nội dung và phương pháp như sau:
Xác định sai số cơ bản của IUT | Tiến hành xác định sai số cơ bản của IUT |
Xác định sai số cơ bản về điện năng của IUT theo công thức sau: =EIUT – ESTDESTD100(%) | |
Đối với IUT có sử dụng biến áp đo lường cách ly cho mạch điện áp | Tiến hành xác định bổ sung sai số ở mỗi vị trí lắp đặt công tơ với chế độ phụ tải gồm: U = 220 V; I = 5 A; hệ số công suất = 1,0; 0,5 L |
Đối với IUT có sử dụng biến dòng đo lường cách ly cho mạch dòng điện | Tiến hành xác định bổ sung sai số ở mỗi vị trí lắp đặt công tơ với chế độ phụ tải gồm: U = 220 V; I = 5 A; hệ số công suất = 1,0; 0,5 L |
Đối với IUT có đo điện năng phản kháng | Tiến hành xác định bổ sung sai số với chế độ phụ tải gồm: U = 220 V; 60 V; I = 5 A; hệ số công suất = 1,0; 0,5 L; 0,8 C. |
Ước lượng độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ) của thiết bị kiểm định công tơ điện được xác định như sau:
Mô hình toán học | Mô hình toán học của phép hiệu chuẩn: EIUT = ESTD + ΔE | ||
Các thành phần độ không đảm bảo đo | ĐKĐBĐ do phép đo lặp, uA | Tính theo công thức: uA=s(x)=s(xi)n | |
ĐKĐBĐ của STD, uB1 | Được tính bằng ĐKĐBĐ công bố trong giấy chứng nhận hiệu chuẩn của STD chia cho hệ số phủ k = 2. | ||
ĐKĐBĐ do độ phân giải của bộ tính sai số, uB2 | Được tính từ độ phân giải của bộ tính sai số chia cho 3 với phân bố xác suất hình chữ nhật | ||
ĐKĐBĐ chuẩn tổng hợp, uC | uC=uA2+uB12+uB22 | ||
ĐKĐBĐ mở rộng, U | U=kuC (k = 2, ứng với mức độ tin cậy 95%) |
Xử lý chung
- Nếu hiệu chuẩn hoàn tất, thiết bị kiểm định công tơ điện đảm bảo được mọi yêu cầu của quá trình sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn (tem/giấy).
- Nếu không đảm bảo ít nhất một yêu cầu sẽ không đưuọc cấp chứng nhận hiệu chuẩn mới hoặc xóa dấu hiệu chuẩn cũ.
- Chu kỳ hiệu chuẩn: 12 tháng
Lời kết
Thiết bị kiểm định công tơ điện được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Do đó, cần chú ý hiệu chuẩn thiết bị trước khi đưa vào sử dụng để hạn chế tối đa sai sót có thể mắc phải. Công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL chuyên cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn tự tin sẽ làm hài lòng quý khách. Nếu có nhu cầu thực hiện dịch vụ này hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.