Quy trình kiểm định hiệu chuẩn thước cặp

Hiệu chuẩn thước cặp là một trong những trang thiết bị đang được rất nhiều công ty quan tâm và lựa chọn. Để làm một trong những sản phẩm hàng đầu nhằm cung cấp đến cho khách hàng. Vì thế, hiện nay tại ISOCAL hiệu chuẩn thước cặp đã và đang là một sản phẩm rất hot và được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy hiệu chuẩn thước cặp là gì hãy cùng ISOCAL tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Phạm vi áp dụng của hiệu chuẩn thước cặp

Để có thể tìm hiểu về phạm vi áp dụng hiệu chuẩn thước cặp. Sau đây, ISOCAL sẽ giới thiệu một vài các thông số về phạm vi áp dụng của quy trình hiệu chuẩn thước cặp đạt các tiêu chuẩn Quốc Tế: 

– Về giới hạn thước đo: 150mm, 200mm, 300mm, 500mm, 1000 mm.

– Về giá trị trên thân thước chính và khoảng cách của mỗi vạch: đúng bằng 1 mm.

– Về giá trị trên thân thước phụ: sẽ bằng độ chính xác của thước kẹp.

– Về độ chính xác của thước sẽ bao gồm: 0.1 mm, 0.05 mm, 0.02 mm

 

Phạm vi áp dụng hiệu chuẩn thước cặp

2. Một vài phép hiệu chuẩn thước cặp phổ biến và các phương tiện để hiệu chuẩn

Theo quy định hiện hành, quá trình hiệu chuẩn thước cặp sẽ bao gồm 3 phép hiệu chuẩn chính thức, bao gồm:

– Quá trình hiệu chuẩn kiểm tra bên ngoài sẽ được sử dụng bằng mắt thường và kính lúp để thực hiện.

– Quá trình kiểm tra kỹ thuật.

– Quá trình kiểm tra đo lường.

Ngoài ra, quy trình hiệu chuẩn thước cặp chất lượng cao cũng sẽ bao gồm một số phép kiểm tra như sau: 

– Quy trình trong kiểm tra số chỉ của thước sẽ được sử dụng bộ căn mẫu cấp 1:2.

– Quy trình trong kiểm tra độ phẳng của bề mặt đo sẽ được sử dụng thước tóc cấp 1.

– Quy trình kiểm tra độ song song của các bề mặt đo sẽ được sử dụng căn mẫu cấp 1:2, bộ đũa đo cấp 1 thước văn (0 –25mm).

– Quy trình kiểm tra vị trí “0” dùng mắt thường hoặc kính lúp để thực hiện.

3. Điều kiện hiệu chỉnh thước cặp cần thiết

Để có thể tiến hành một quy trình hiệu chuẩn đạt các yêu cầu về chất lượng. Đơn vị thực hiện cần phải đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm cho thiết bị. Cụ thể hơn, nhiệt độ tối ưu sẽ ở trong khoảng từ (10 – 30)0C. Kết hợp với nền độ ẩm an toàn là (50 ± 15) %RH.

Các loại thước cặp phổ biến

4. Các bước cần chuẩn bị trước khi thực hiện hiệu chuẩn

Nhằm trả lời cho câu hỏi hiệu chuẩn thước kẹp là gì. Và kết hợp với việc thực hiện hiệu chuẩn thiết bị đo nhằm đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Trước hết, bạn cần thực hiện một số các thao tác chuẩn bị sau đây:

– Làm sạch thước cặp bằng cách sử dụng các dung dịch làm sạch chuyên dụng như: xăng công nghiệp hay dung môi tương đương.

– Cần đặt thước cặp và chuẩn trong một điều kiện hiệu chuẩn tối ưu là nhiều hơn 1 giờ.

5. Quy trình thực hiện hiệu chuẩn thước cặp

5.1. Hiệu chuẩn thước cặp và quá trình kiểm tra bên ngoài

Trước tiên, bạn cần sử dụng mắt thường hoặc kính lúp để kiểm tra hình thức bên ngoài của thước cặp. Và dưới đây là một số các yêu cầu để hỗ trợ cho việc kiểm tra:

– Thứ nhất, đối với các loại thước cặp cơ khí: Trên bề mặt đo của thước không được có những vết xước, han rỉ hay lồi lõm. Ngoài ra, một số các hư hỏng khác cũng sẽ là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính năng sử dụng của thước. 

Bên cạnh đó, các vạch khắc trên thanh thước cũng cần phải được rõ ràng, đều đặn và vuông góc với mép thước. Đặc biệt hơn, trên thước cặp cũng cần phải ghi rõ các giá trị về độ chia và những ký hiệu đặc trưng của cơ sở chế tạo.

– Thứ hai, đối với các loại thước cặp điện tử: những chữ số trên bề mặt hiển thị nên được rõ ràng và không bị đứt nét.

5.2. Quá trình kiểm tra kỹ thuật của thước cặp

Sau khi đã hoàn tất các kỹ thuật kiểm tra bên ngoài, những chuyên viên hiệu chuẩn đầy kinh nghiệm tại ISOCAL sẽ tiến hành kiểm tra kỹ thuật của thước kẹp dựa trên những yêu cầu như sau:

– Trường hợp với các loại thước cặp cơ khí, cần đạt các tiêu chuẩn như:

+ Khung trượt và khung điều chỉnh tế vi của thước cần được di chuyển nhẹ nhàng trên toàn bộ phạm vi của thước đo.

 + Về vít hãm nên giữ chặt khung trượt trên thước chính dù có ở các vị trí khác nhau.Đồng thời, khi thực hiện thao tác siết chặt vít hãm khe sang cần giữ hai mỏ đo không được để có bất kỳ sự thay đổi nào.

– Trường hợp với các loại thước cặp điện tử cần phải đảm bảo sao cho bộ phận hiển thị được làm việc một cách bình thường nhất.

5.3. Quá trình kiểm tra đo lường của thước cặp

Thông thường, quy trình hiệu chuẩn đo lường của thước kẹp nên được tuân theo các trình độ về nội dung, phương pháp và các yêu cầu như sau:

 Kiểm tra số chỉ của thước cặp

+ Đối với các loại thước cặp khi thực hiện đo ngoài: Cần đặt căn mẫu vào chính giữa của hai bề mặt đo. Sau đó, tiến hành đo tại 3 vị trí dọc theo chiều dài của bề mặt đo. Cuối cùng, tiến hành ghi số chỉ tương ứng của thước cặp với kích thước của căn mẫu. 

+ Đối với các loại hiệu chuẩn thước kẹp khi thực hiện đo trong: Để có thể tạo được kích thước đo trong, các chuyên viên sẽ sử dụng căn mẫu và bộ gá căn mẫu. Ngoài ra, họ cũng có thể sử dụng vòng chuẩn của kích thước tương ứng với kích thước cần kiểm trên thước để thực hiện hiệu chuẩn thước kẹp. 

Sau đó, sử dụng mỏ đo trong để thực hiện đo kích thước “đo trong” (hoặc đường kính của vòng chuẩn) ở cả hai vị trí đầu và cuối của mỏ đo trong. Cuối cùng, tiến hành ghi số chỉ tương ứng của thước.

Thực hiện quy trình hiệu chuẩn thước cặp

Quy trình kiểm tra độ phẳng của mặt đo

 Tại đây, sử dụng thước tóc để đặt lần lượt dựa trên chiều dài và đường chéo của bề mặt đo. Tiếp theo sau đó, kết hợp quan sát khe sang giữa thước tóc với mặt đo. Rồi thực hiện một vài phép so sánh với khe sáng mẫu. 

Tương tự như các quy trình kiểm tra hiệu chuẩn thước kẹp ở trên, trong bước cuối cùng của trường hợp này cũng sẽ thực hiện ghi kích thước của khe sáng mẫu tương ứng.

 Quy trình kiểm tra độ song song của các bề mặt đo.

+ Xét trong trường hợp thước cặp khi đo ngoài: 

Với trường hợp này, sử dụng căn mẫu với kích thước 5mm kẹp vào giữa bề mặt đo rồi  xiết chặt vít hãm. Kế tiếp, lấy căn mẫu ra và dùng đũa đo có kích thước khác nhau để kiểm tra khoảng cách giữa hai bề mặt đo ở cả vị trí đầu và vị trí cuối.

Tại đây, hiệu số giữa kích thước của hai đũa đo ở hai vị trí khác nhau sẽ là độ song song của hai mặt đo.

+ Xét trong trường hợp thước cặp khi đo trong:

           Sử dụng thước vặn đo kích thước của mỏ đo trong (ở trạng thái hai mỏ đo sát với nhau rồi xiết chặt vít hãm). Sau đó, ở hai vị trí theo chiều dài của mỏ sẽ là vị trí độ song song của mỏ. Vị trí này được xác định dựa trên hiệu số giữa số đo lớn nhất và nhỏ nhất tại hai vị trí đo.

+ Xét trong trường hợp mỏ dao:

Ở trường hợp này, đặt thước tại vị trí 10mm và xiết chặt vít hãm. Sau đó, sử dụng thước vặn đo kích thước đầu và cuối của mỏ đo trong.

Kiểm tra vị trí “0” của thước kẹp

Để kiểm tra vị trí “0” trong quy trình hiệu chuẩn thước kẹp, các chuyên viên sẽ thực hiện đưa thước cặp về ngay tại vị trí “0”. Sau đó, quan sát khe sáng tạo bởi hai mỏ đo. Cuối cùng, so sánh với khe sáng mẫu và thực hiện ghi kích thước khe sáng mẫu tương ứng.

Sau đó, thước kẹp sẽ lần lượt được thực hiện: dán tem, chứng nhận hiệu chuẩn thước kẹp kết hợp với thông báo chính xác về kết quả của quá trình hiệu chuẩn.

Căn cứ theo tình hình thực tế hiện nay, chu kỳ chính xác và tối ưu nhất cho hiệu chuẩn thước kẹp nên là 1 năm. Do đó, quý khách hàng nên xác định, ước tính và lập kế hoạch hiệu chuẩn để đảm bảo cho các thiết bị vẫn luôn hoạt động ổn định và chính xác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *