Quy trình hiệu chuẩn thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

Thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới là dụng cụ được sử dụng để đo tải trọng. Vậy quy trình hiệu chuẩn của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

Quy trình hiệu chuẩn dưới đây chỉ áp dụng cho thiết bị có phạm vi đo tối đa 50 tấn. Thiết bị này sẽ được sử dụng làm chuẩn đo lường để kiểm định tải trọng của các phương tiện xe cơ giới.

Giải thích thuật ngữ

  • TBKĐC: viết tắt của “thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới xách tay”.
Dùng cân đo tải trọng để xác định tải trọng của xe tải

Các phép hiệu chuẩn

Quy trình hiệu chuẩn TBKĐC phải được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:

Kiểm tra bên ngoài 
Kiểm tra kỹ thuật 
Kiểm tra đo lườngKiểm tra độ lệch điểm “0”
Kiểm tra mức tải theo chiều tăng và giảmKiểm tra sai số tương đối
Kiểm tra độ phân giải tương đối
Kiểm tra độ lặp lại tương đối
Kiểm tra độ tái lập tương đối 
Kiểm tra độ hồi sai tương đối

Phương tiện hiệu chuẩn

Bao gồm các phương tiện như sau:

  • Chuẩn đo lường: Lực kế
  • Phương tiện đo khác gồm: Ni vô, Thước rà phẳng, căn lá, nhiệt kế và ẩm kế.

Điều kiện hiệu chuẩn

Để quá trình hiệu chuẩn thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng được thực hiện chính xác, hiệu quả, cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ nơi hiệu chuẩn dao động trong khoảng (18 ÷ 28) ºC, sai số cho phép là ± 2℃.
  • Độ ẩm không được vượt mức 80%RH.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

Trước khi bắt đầu hiệu chuẩn cần đảm bảo đã thực hiện các thao tác sau:

  • Vệ sinh TBKĐC sạch sẽ. 
  • Lắp TBKĐC chắc chắn tại vị trí không bị các yếu tố bên ngoài tác động gây ảnh hưởng đến quá trình đo.
  • Đặt lực kế và TBKĐC tối thiểu 30 phút trước khi hiệu chuẩn trong cùng điều kiện môi trường.
  • Nếu lực kế và TBKĐC là loại điện tử thì phải để chúng hoạt động trong trạng thái không tải tối thiểu 30 phút.

Tiến hành hiệu chuẩn thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới

Kiểm tra bên ngoài 

Thực hiện theo các yêu cầu sau:

  • Kiểm tra nhãn mác, ký hiệu, năm sản xuất, nơi sản xuất và phạm vi đo.
  • Kiểm tra các bộ phận và phụ kiện cần thiết. Lưu ý: không có chi tiết nào bị rạn nứt, hư hỏng.
  • Bộ phận chỉ thị của TBKĐC phải hiển thị rõ ràng, chính xác và dễ đọc.
  • Bộ phận chỉ thị của TBKĐC hoạt động bình thường. Trong thời gian 30s, hệ thống số chỉ thị không được trôi ở trạng thái không tải.
  • Bộ phận tự lựa của TBKĐC phải đúng yêu cầu kỹ thuật.

Kiểm tra kỹ thuật thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng

Thực hiện theo trình tự như sau:

  • Dùng ni vô kiểm tra phương nằm ngang mặt bàn nén của thiết bị. Độ lệch tối đa là 1 mm/m. 
  • Dùng căn lá và thước tóc kiểm tra độ thẳng bốn cạnh và hai đường chéo của mặt bàn nén. Độ lệch tối đa được chấp nhận là 200m.
  • Đưa lực kế lên mặt bàn nén của TBKĐC. Tạo tải khởi động lớn nhất của TBKĐC lên lực kế. Yêu cầu quá trình tải phải diễn ra đều đặn, không xảy ra biến động đột ngột.
Một trạm cân tải trọng trên đường quốc lộ

Kiểm tra đo lường

Thực hiện theo trình tự như sau:

Phép kiểm traMô tả chi tiết
Kiểm tra độ lệch điểm “0”Cho TBKĐC chịu tải khởi động với mức lớn nhất 3 lần. Mỗi lần từ 1 – 1,5 phút. 
Kiểm tra mức tải theo chiều tải tăng và tải giảmKiểm tra sai số tương đốiĐược xác định theo từng mức tải.
Kiểm tra độ phân giải tương đốiPhạm vi kiểm tra phải lớn hơn 20% giá trị lớn nhất của thang đo.
Kiểm tra độ tái lặp tương đốiĐược tính theo công thức b=4(xmaxxmin)x2 + x3 + x4 + x5.100
Kiểm tra độ lặp tương đốiĐược tính theo công thức b=2x2x1(x2 + x1).100
Kiểm tra độ hồi sai tương đối (%)Được tính theo công thức v=x5x5x5.100

Ước lượng độ không đảm bảo đo của thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng

  • Độ không đảm bảo đo tổng hợp của TBKĐC  cho mỗi mức tải từ các nguồn được xác định như sau:

uc=i=16ui2

  • Ký hiệu của các độ không đảm bảo đo thành phần: 
  • u1: độ không đảm bảo đo của lực kế sử dụng (%)
  • u2: độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng từ độ tái lập
  • u3: độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng từ độ lặp.
  • u4: độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng của độ phân giải
  • u5: độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng của độ lệch điểm “0”
  • u6:  độ không đảm bảo đo do ảnh hưởng của độ hồi sai
  • Độ không đảm bảo đo mở rộng tính theo công thức: U = k . uc

Xử lý chung

  • Thiết bị sau khi hiệu chuẩn xong, nếu tổng giá trị các đặc trưng đo lường nằm trong mức an toàn (q+U) 0.66 thì sẽ được dùng làm chuẩn đo lường. Bên cạnh đó, TBKĐC sẽ được cấp giấy chứng nhận, dán tem để biểu thị đã vượt qua yêu cầu của quy trình hiệu chuẩn. 
  • Nếu tổng các giá trị đặc trưng lớn hơn mức quy định thì không đủ điều kiện cấp giấy hiệu chuẩn và tem chứng nhận.
  • Chu kỳ hiệu chuẩn: 12 tháng

Lời kết

Thiết bị kiểm định cân kiểm tra tải trọng xe cơ giới cầm tay đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày. Vậy nên cần phải chú trọng hiệu chuẩn thường xuyên. Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực hiệu chuẩn – công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL tự tin sẽ đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ hiệu chuẩn và chi phí thực hiện.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *