Máy đo công suất laser là thiết bị được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đo đạc laser là một quá trình phức tạp và yêu cầu độ chính xác cao. Vì vậy, hiệu chuẩn máy đo công suất laser là rất cần thiết để đảm bảo trạng thái hoạt động của máy. Vậy máy này có quy trình hiệu chuẩn như thế nào? ISOCAL sẽ giải đáp thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.
Máy đo công suất laser là gì?
Máy đo công suất laser hay Laser power meter là thiết bị dùng để đo công suất của nguồn phát laser. Nó dựa vào tần suất và cường độ tạo ra bước sóng laser trong một đơn vị thời gian của nguồn phát. Từ đó, máy đo công suất laser sẽ tính ra được công suất của nguồn phát laser đó.
Quy trình hiệu chuẩn
Giải thích thuật ngữ
- Công suất laser (laser power) là năng lượng laser được sinh ra trong một khoảng thời gian nhất định.
- Nguồn phát laser (laser source) là thiết bị phát xạ kích thích bức xạ điện từ với phổ tín hiệu, bước sóng và công suất xác định để khuếch đại ánh sáng phát ra.
- Bộ suy giảm (attenuator)là thiết bị làm giảm công suất tín hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến dạng sóng của tín hiệu.
- PDUT là giá trị công suất laser thu được từ máy đo công suất laser được hiệu chuẩn.
- PS là giá trị công suất laser thu được máy đo công suất laser chuẩn.
Các phép hiệu chuẩn
Quy trình hiệu chuẩn cần thực hiện các phép hiệu chuẩn theo đúng thứ tự liệt kê
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra đo lường
Phương tiện hiệu chuẩn
- Nguồn phát laser
- Máy đo công suất laser chuẩn
- Giá trắc quang
- Thiết bị định tâm bằng laser, vít trụ, hệ thống gá, hệ thống vi chỉnh, hệ thống vít me, thủy bình, thiết bị bảo hộ,..
Điều kiện hiệu chuẩn
Khi thực hiện hiệu chuẩn, khu vực hiệu chuẩn phải đảm bảo được hai điều kiện là
- Độ ẩm trong khoảng (35 ÷ 85)%RH.
- Nhiệt độ: (23 ± 3) ºC.
Chuẩn bị hiệu chuẩn
- Vệ sinh sạch sẽ các thiết bị và linh kiện dùng trong quy trình.
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ để lắp đặt phương tiện đo lên giá trắc quang.
- Sử dụng hệ thống gá, hệ thống vi chỉnh, hệ thống vít me và các vít trụ để lắp đặt nguồn phát, đầu đo của máy đo công suất laser được hiệu chuẩn và chuẩn lên giá trắc quang.
- Căn chỉnh bằng thiết bị định tâm sao cho tia laser phát ra từ nguồn phát hội tụ tại tâm của bề mặt đầu đo vuông góc với mặt phẳng chứa đầu đo của máy đo công suất laser chuẩn và máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn.
- Bật nguồn phát, máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn trước 30 phút.
Tiến hành hiệu chuẩn
Kiểm tra bên ngoài
Bên ngoài máy phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:
- Máy phải còn nhãn hiệu, thể hiện rõ ký hiệu, mã hiệu và nhà sản xuất.
- Vỏ bảo vệ phải còn nguyên, không bị nứt vỡ, màn hình hiển thị rõ ràng.
- Các phím bấm chức năng còn hoạt động bình thường.
Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra công và cáp kết nối và đảm bảo rằng chúng không bị cong vênh, nứt vỡ hay bị đứt.
- Kiểm tra kết nối giữa thân máy và đầu đo của máy cần hiệu chuẩn.
- Kiểm tra hoạt động của máy, đảm bảo rằng máy hoạt động ổn định.
- Khi chưa có tín hiệu đưa vào, kiểm tra giá trị điểm 0 của chuẩn và máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn. Nếu máy hiển thị giá trị khác thì phải thực hiện reset máy.
- Kiểm tra độ tuyến tính của máy bằng cách thay đổi hệ số suy giảm. Thay đổi này sẽ tạo ra các mức công suất chuẩn khác nhau.
Kiểm tra đo lường
- Khởi động nguồn phát laser để tia laser được phát ra.
- Chọn bước sóng 543nm cho nguồn. Điều chỉnh bước sóng trên máy đo công suất chuẩn và máy cần hiệu chuẩn về mức 543nm.
- Dùng máy đo công suất laser chuẩn để đo công suất của nguồn phát laser. Thực hiện lặp phép đo 5 lần. Ghi lại kết quả PS[W] và tính trung bình các kết quả đo.
- Dùng máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn để đo công suất của nguồn phát laser. Thực hiện lặp phép đo 5 lần. Ghi lại kết quả PDUT[W] và tính trung bình các kết quả đo.
- Điều chỉnh bước sóng của nguồn phát laser lên 633nm. Thực hiện tương tự 2 bước trên.
- Căn chỉnh để thay đổi vị trí hội tụ của tia laser trên máy đo công suất laser chuẩn. Đo PS(d0) tại vị trí laser hội tụ trên tâm đầu đo của máy đo công suất laser chuẩn. Sau đó dịch chuyển vị tia laser hội tụ 1mm khỏi tâm và đo PS(d1).
Ước lượng độ không đảm bảo đo
- Sai số của phương tiện đo công suất laser cần hiệu chuẩn được xác định theo biểu thức sau: = PDUT.tb – PS.tb
- Độ không đảm bảo đo do máy đo công suất laser chuẩn, u(PS).
- Độ không đảm bảo đo do máy đo công suất laser cần hiệu chuẩn, u(PDUT).
- Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp, UC
- Độ không đảm bảo đo mở rộng, U95
Kết luận
- Máy đo công suất laser sau khi đạt yêu cầu sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn theo quy định. Trong trường hợp máy không đạt chuẩn thì sẽ xóa dấu hiệu chuẩn cũ và không được cấp chứng nhận.
- Máy đo công suất laser có chu kỳ hiệu chuẩn là 1 năm.
Lời kết
ISOCAL đã giới thiệu đến quý bạn đọc quy trình hiệu chuẩn của máy đo công suất laser trong bài viết trên. Hy vọng rằng bạn đọc đã nắm được những thông tin cơ bản và có thể chọn được cho mình trung tâm hiệu chuẩn uy tín. ISOCAL là công ty hoạt động trong lĩnh vực hiệu chuẩn máy móc, thiết bị chất lượng cao. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được hiệu chuẩn uy tín, chất lượng cao.