Hiệu chuẩn đồng hồ nước là một hoạt động rất cần thiết. Hiệu chuẩn sẽ làm tăng tuổi thọ hoạt động và ngừa những rủi ro mà đồng hồ nước gặp phải. Vậy quy trình hiệu chuẩn đồng hồ nước được diễn ra như thế nào? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu trong bài viết sau.
Phạm vi áp dụng
Các đồng hồ đo có độ chính xác đến 1%, dùng để đo lưu lượng nước.
Giải thích thuật ngữ
- D: Tỷ số của các giá trị MF tại các lưu lượng kiểm tra so với giá trị trung bình MF trên toàn lưu lượng (%)
- ACC: Cấp chính xác
- RES: Giá trị độ chia khả dụng nhỏ nhất (mức chênh lệch giữa hai giá trị liên tiếp)
- ĐKĐBĐ: Độ không đảm bảo đo
Các phép hiệu chuẩn
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra đo lường
Thiết bị dùng để hiệu chuẩn đồng hồ nước
- Máy siêu âm chuẩn
- Lưu lượng kế
- Bộ đếm xung
- Nhiệt kế
- Áp kế
Điều kiện hiệu chuẩn
Cần phải đảm bảo các điều kiện sau khi tiến hành hiệu chuẩn đồng hồ nước:
- Địa điểm tiến hành hiệu chuẩn phải sạch sẽ, thoáng mát, không có chất ăn mòn hóa học. Ngoài ra, cần tránh xa nguồn nhiệt, luồng gió và không bị rung lắc.
- Hệ thống lắp đặt đồng hồ nước phải theo đúng tài liệu mà nhà sản xuất cung cấp. Ống dẫn không bị gioăng đệm ấn vào
- Đoạn ống thẳng ở hai đầu của đồng hồ phải có chiều dài đúng với quy định của nhà sản xuất.
- Nước dùng để hiệu chuẩn đồng hồ phải được lấy từ bể nguồn, bơm từ hệ thống ống nước của hệ thống hiệu chuẩn. Nước phải sạch và không bị lẫn các tạp chất khác.
- Nhiệt độ của nước và nhiệt độ môi trường không được vượt quá 40 độ C.
- Áp suất phía sau đồng hồ không được nhỏ hơn áp suất khí quyển.
- Áp suất tối đa của hệ thống không được vượt quá áp suất làm việc lớn nhất của đồng hồ.
Công tác chuẩn bị
Vận hành hệ thống hiệu chuẩn trước khi tiến hành hiệu chuẩn 15 phút. Lưu lượng hệ thống ở mức lớn nhất cho phép để đảm bảo khí được tách hết. Ngoài ra còn để nhiệt độ hệ thống được cân bằng và chất lỏng trong hệ thống không bị rò rỉ.
Tiến hành hiệu chuẩn đồng hồ nước
Kiểm tra bên ngoài đồng hồ nước
Đồng hồ phải nguyên vẹn, không có vết nứt ngoài thân vỏ và bộ phận hiển thị. Bộ phận hiển thị phải rõ ràng, dễ đọc. Thông tin trên nhãn mác và hồ sơ kỹ thuật phải ghi rõ:
- Hãng sản xuất
- Tên gọi của đồng hồ
- Kiểu và mã chế tạo
- Phạm vi lưu lượng đo được
- Chất lỏng làm việc
- Cấp chính xác
- Hệ số xung
Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra độ kín: Cho nước chảy qua đồng hồ với lưu lượng lớn nhất mà hệ thống đạt được. Sau khi đóng van đồng hồ 1 phút mà nước không rò rỉ ra ngoài thì đồng hồ đạt yêu cầu.
- Kiểm tra độ ổn định của số chỉ thị khi nước ngừng chảy: đóng kín van phía sau đồng hồ bơm đầy nước vào hệ thống hiệu chuẩn. Nếu sau 10 phút chỉ số thể tích không thay đổi thì đồng hồ nước đạt yêu cầu.
Kiểm tra đo lường
Đồng hồ nước được kiểm tra đo lường thông qua các yếu tố sau:
- Các lưu lượng kiểm tra: Trình tự hiệu chuẩn sẽ bắt đầu với lưu lượng nước nhỏ nhất đến lớn nhất. Có thể diễn ra với trình tự ngược lại.
- Thời gian kiểm tra và thể tích nước kiểm tra: Thời gian tối thiểu của phép đo không được ít hơn 90s đối với van tay. Đối với van tự điều chỉnh, thời gian không được phép nhỏ hơn 100 lần trung bình cộng của thời gian đóng mở van chia cho cấp chính xác của đồng hồ.
- Công thức tính thời gian đo tối thiểu của một phép đo: t = 100xs/ACC
- Thể tích nước trong hiệu chuẩn ≥ 500/ACC × RES
- Hệ số của đồng hồ: được xác định thông qua hai phương pháp là siêu âm và dung tích.
Ước lượng độ không đảm bảo đo
Độ không đảm bảo đo mở rộng ký hiệu là U
Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp ký hiệu là UC
Độ không đảm bảo đo mở rộng xác định cho mỗi lưu lượng được xác định bằng công thức
U = k ×UC
Xử lý chung
Sau khi tiến hành hiệu chuẩn, đồng hồ nước sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn nếu đạt yêu cầu các vòng kiểm tra. Mỗi chiếc đồng hồ nước có chu kỳ hiệu chuẩn là 12 tháng.
Lời kết
Hiệu chuẩn đồng hồ nước nói riêng hay việc thực hiện hiệu chuẩn các thiết bị, máy móc nói chung là một quy trình quan trọng. Vì thế quý khách hàng, đối tác có thể liên hệ với ISOCAL để được hỗ trợ tư vấn dịch vụ hiệu chuẩn chất lượng nhất.