Quy trình hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh

Hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh

Bình chuẩn thủy tinh là dụng cụ có vai trò quan trọng. Được dùng phổ biến trong quy trình kiểm định thùng đong, bình đong hay ca đong. Để có thể kiểm định chính xác những vật dụng đã liệt kê, bình chuẩn thủy tinh cũng phải vượt qua quy trình hiệu chuẩn. Vậy quy trình hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh diễn ra như thế nào? ISOCAL sẽ giải đáp thắc mắc đó trong bài viết dưới đây.

Quy trình hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh

Quy trình hiệu chuẩn này được áp dụng cho bình chuẩn thủy tinh cấp chính xác A. Dung tích bình dao động lần lượt là: 0.25L, 0.5L  và 1L.

Giải thích thuật ngữ

  • BCTT: Bình chuẩn thủy tinh
  • ĐKĐBĐ: Độ không đảm bảo đo
  • Nạp nước tới vạch dấu là tiến hành căn chỉnh mực nước đầu sao cho mặt phẳng ngang đi qua mép trên của vạch dấu tiếp tuyến.
  • Nhiệt độ tiêu chuẩn là nhiệt độ của thể tích nước đổ bình. Nhiệt độ này tương ứng với dung tích danh định của bình và được quy ước là 20°C.
  • Dung tích đổ vào của BCTT là lượng thể tích nước được chứa vào tại nhiệt độ tiêu chuẩn.
  • Dung tích đổ ra của BCTT là lượng thể tích nước được đổ ra tại nhiệt độ tiêu chuẩn.
  • Thời gian chảy nhỏ giọt là khoảng thời gian sau khi dòng chảy liên tục kết thúc và chuyển sang chảy nhỏ giọt. Thời gian chảy nhỏ giọt được quy định là 30 giây.
Bộ bình chuẩn thủy tinh
Bộ bình chuẩn thủy tinh

Các phép hiệu chuẩn

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra đo lường

Phương tiện hiệu chuẩn

  • Bộ cân chuẩn
  • Quả cân chuẩn
  • Nhiệt kế
  • Ẩm kế
  • Baromet
  • Thước cặp
  • Đồng hồ bấm giây
  • Nước cất
  • Bình cân, bình chứa, phễu

Điều kiện hiệu chuẩn

  • Nhiệt độ nước cất và nhiệt độ môi trường phòng thí nghiệm ở khoảng (15÷30)°C.
  • Sự thay đổi nhiệt độ của nước cất trong khi thực hiện một phép đo không được lớn hơn 0.2°C.
  • Sự thay đổi nhiệt độ của môi trường trong vòng 1 giờ không được quá 1°C. Nhiệt độ chênh lệch tối đa giữa môi trường và nước tinh khiết là 2°C.
  • Độ chính xác của nhiệt độ môi trường lên đến 0.2°C, của nước cất là 0.1°C. 

Chuẩn bị hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh

  • Vệ sinh BCTT cả bên trong và bên ngoài.
  • BCTT và các phương tiện tham gia vào quá trình hiệu chuẩn phải được ổn định nhiệt độ trong khoảng (15÷30)°C ít nhất là 12 giờ.
  • Cân điện tử phải được sấy máy ít nhất là 30 phút.
  • Khối lượng quả cân cần được xác định sao cho khối lượng danh định tương ứng với lượng chất lỏng cần cân.
Bình chuẩn thủy tinh 10ml
Bình chuẩn thủy tinh 10ml

Tiến hành hiệu chuẩn 

Kiểm tra bên ngoài 

  • Về vật liệu: 
  • Cấu tạo từ thủy tinh sạch, trong suốt, có các đặc tính về nhiệt độ, hóa học phù hợp.
  • Không được có các khuyết điểm gây ảnh hưởng đến việc quan sát hoặc sử dụng BCTT.
  • Về hình dạng và kết cấu: 
  • Có kết cấu bền vững, chịu được điều kiện sử dụng.
  • Đứng vững theo phương thẳng đứng khi đặt trên mặt phẳng nằm ngang.
  • Mép trên của cổ phải nhẵn, viền mép được tăng cứng.
  • Về nhãn ghi:
  • Phải ghi số biểu thị dung tích bình.
  • Ghi rõ đơn vị thể tích.
  • Ký hiệu nhiệt độ tiêu chuẩn là “20°C”.
  • Biểu thị cấp độ chính xác “A” hoặc “B”.
  • Ký hiệu “IN” và “EX” để biểu thị vạch dung tích đổ vào hoặc dung tích đổ ra.
  • Tên nhà sản xuất bình.

Kiểm tra kỹ thuật

  • Vạch dấu tạo với trục của bình một góc 90°.
  • Các vạch dấu rõ nét, dễ đọc và không xóa được.
  • Độ dày vạch dấu không được lớn hơn 0.3 mm.
  • Vạch dấu phụ tối thiểu phải bằng ½ chu vi cổ bình.
  • Vạch “đổ vào” và “đổ ra” của bình phải dài khoảng 9/10 chu vi cổ. Nét vạch phải liền mạch.

Kiểm tra đo lường

Thực hiện hiệu chuẩn đo lường các đơn vị sau:

  • Dung tích “đổ vào” 
  • Dung tích đổ ra.

Dung tích của BCTT ở vị trí vạch dấu dung tích danh định:

  • Hệ số cân
  • Khối lượng riêng nước cất.
  • Khối lượng riêng không khí.

Độ lệch dung tích của bình chuẩn.

Bình chuẩn thủy tinh 100ml
Bình chuẩn thủy tinh 100ml

Ước lượng độ không đảm bảo đo 

Độ không đảm bảo đo được gây ra bởi những thành phần sau:

  • Độ không đảm bảo đo loại A.
  • Độ không đảm bảo đo vì chỉ số của cân khi cân nước.
  • Độ không đảm bảo đo của hệ số cân.
  • Độ không đảm bảo đo vì khối lượng riêng của nước.
  • Độ không đảm bảo đo vì khối lượng riêng của không khí.
  • Độ không đảm bảo đo vì hệ số dãn nở khối của BCTT theo nhiệt độ.
  • Độ không đảm bảo đo vì sai số đọc.
  • Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp.
  • Độ không đảm bảo đo mở rộng.

Xử lý chung

  • Những bình chuẩn thủy tinh đảm bảo những yêu cầu mà quy trình hiệu chuẩn đưa ra sẽ được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn.
  • Những bình không đảm bảo sẽ bị xóa dấu hiệu chuẩn cũ và không được cấp chứng chỉ hiệu chuẩn.
  • Thời gian chứng nhận hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh có hiệu lực là 5 năm.

Lời kết

Hiệu chuẩn là quy trình giúp bình chuẩn thủy tinh luôn hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Vì vậy, quý khách hàng nên lên kế hoạch hiệu chuẩn bình chuẩn thủy tinh theo chu kỳ. Công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn chất lượng cao chuẩn ISO. Để được tư vấn chi tiết về dịch vụ của chúng tôi, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline tại mục LIÊN HỆ. Chúng tôi sẽ luôn nỗ lực hết mình để làm quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *