Máy theo dõi bệnh nhân được kiểm định như thế nào?

Máy theo dõi bệnh nhân là một trong những dụng cụ được sử dụng trong y học. Vậy quy trình kiểm định của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Quy trình kiểm định máy theo dõi bệnh nhân

Quy trình dưới đây chỉ được áp dụng cho loại máy theo dõi bệnh nhân có các thông số kỹ thuật như sau:

  • Điện tâm đồ (ECG): Phạm vi đo trong khoảng (0,05 ÷ 100) Hz. Biên độ không vượt quá (0,5 ÷ 5,0) mV.
  • Huyết áp: nằm trong khoảng (35 ÷ 300) mmHg.
  • Nhiệt độ (TEMP): trong ngưỡng (30 ÷ 40) ℃.
  • Nhịp thở (RESP): khoảng (15 ÷ 150) nhịp/phút.
  • Nồng độ oxy bão hòa trong máu SpO2: phạm vi đo (0 ÷ 100) %. 

Giải thích thuật ngữ

  • Điện tâm đồ (hay Electrocardiogram – ECG): là đồ thị biểu thị sự thay đổi của dòng điện trong tim.
  • Nhiệt độ: chỉ mức nhiệt đo được trên cơ thể bệnh nhân.
  • Nhịp thở: số lần thở trong thời gian 1 phút.
  • Nhịp tim: số lần tim đập trong thời gian 1 phút.
  • Nồng độ oxy bão hòa trong máu (SpO2): độ bão hòa oxy trong máu đo gián tiêp qua da bằng thiết bị chuyên dụng.
  • Cổ tay giả: mô phỏng tay người.
  • MPE: sai số lớn nhất.
  • Máy TDBN: viết tắt của “máy theo dõi bệnh nhân”.
  • PVĐ: đơn vị đo.

Các phép kiểm định

Quy trình kiểm định máy theo dõi bệnh nhân phải được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:

Kiểm tra bên ngoài Hình dáng, kích thước, bộ phận hiển thị, nguồn điện sử dụng… của thiết bị có phù hợp không.
Kiểm tra kỹ thuậtKiểm tra an toàn điện
Kiểm tra an toàn đối với các chức năng cảnh báo
Kiểm tra dạng sóng hiển thị ECG
Kiểm tra đo lườngKiểm tra huyết áp
Kiểm tra chỉ thị nhiệt độ
Kiểm tra nhịp thở
Kiểm tra tín hiệu ECG
Kiểm tra biên độ điện áp
Kiểm tra tần số sóng ECG
Kiểm tra nhịp tim
Kiểm tra chỉ số SpO2
Bộ dụng cụ lắp đặt máy theo dõi bệnh nhân

Phương tiện kiểm định

  • Chuẩn đo lường: gồm thiết bị chuẩn dùng kiểm định máy TDBN và máy mô phỏng tín hiệu nhiệt độ.
  • Một số phương tiện đo khác như: vôn mét, ampe mét, phương tiện đo điện trở cách điện và phương tiện đo điện trở tiếp đất.
  • Phương tiện phụ như: kính lúp chia cặp hoặc thước cặp.

Điều kiện kiểm định máy theo dõi bệnh nhân

Quá trình kiểm định máy TDBN chỉ diễn ra thuận lợi khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ môi trường nơi diễn ra kiểm định nằm trong khoảng (23 ± 5) ℃
  • Độ ẩm không khí nhỏ hơn 80%.
  • Áp suất môi trường duy trì trong mức (96 ± 104) kPa
  • Điện áp nguồn chênh lệch không quá 10% giá trị điện áp danh định.
  • Các thiết bị phải được đặt trong cùng một môi trường.

Chuẩn bị kiểm định

Trước khi tiến hành kiểm định cần đảm bảo đã thực hiện các thao tác sau:

  • Kiểm tra máy TDBN có hoạt động bình thường, còn nguyên vẹn chi tiết, bộ phận hay không.
  • Phương tiện kiểm tra và thiết bị cần kiểm định phải đặt cân bằng, tránh nguồn nhiệt, xung điện từ…
  • Khởi động ít nhất 15 phút trước khi bắt đầu.

Tiến hành kiểm định máy theo dõi bệnh nhân

Kiểm tra bên ngoài 

Cần kiểm tra các yêu cầu như sau:

  • Màn hình hiển thị rõ.
  • Tem kiểm định còn nguyên vẹn.
  • Lý lịch sử dụng máy được cập nhật rõ ràng.
  • Thiết bị có hình dáng, kích thước, nút nhấn, nguồn điện, bộ phận hiển thị… phù hợp với nhu cầu kiểm định. Phụ kiện đi kèm không bị hư hại.
Máy theo dõi bệnh nhân khi chưa khởi động

Kiểm tra kỹ thuật

Cần chú ý kiểm tra theo hướng dẫn kỹ thuật của sản phẩm:

  • Kiểm tra an toàn điện
  • Kiểm tra an toàn đối với các chức năng cảnh báo
  • Kiểm tra dạng sóng hiển thị ECG

Kiểm tra đo lường

Thực hiện theo trình tự sau:

Kiểm tra huyết ápKiểm tra ít nhất 3 mức huyết áp cao, trung bình, thấp. Trước khi thực hiện thao tác cần đảm bảo chỉ số huyết áp ổn định (thời gian nhiều hơn 1 phút). Sai số được chấp nhận: ≤ ± 5 mmHg
Kiểm tra chỉ thị nhiệt độThiết lập mức nhiệt trong mức (30 ± 40)ºC. Sai số nhiệt độ (∆T) sau khi đo đạc, tính toán không được vượt quá  ± 0,2 ºC
Kiểm tra nhịp thởSai số tuyệt đối nhịp thở tính theo công thức Nhh=NmNc(nhịp/phút)
Kiểm tra tín hiệu ECGKiểm tra biên độ điện áp: được xác định bằng cách đo biên độ sóng hình vuông ghi được trên thiết bị. Sau đó, lấy kết quả ghi được đem chia cho độ nhạy. So sánh với biên độ điện áp được thiết lập trên máy chuẩn để kết luận
Kiểm tra tần số sóng ECG: được tính bằng cách đo trực tiếp tần số sóng hình vuông trên máy TDBN sau đó so sánh kết quả vừa ghi được với tần số chuẩn.
Kiểm tra nhịp tim: thực hiện theo các bước đo điện tim trên máy TDBN
Kiểm tra chỉ số SpO2Thực hiện tại 3 giá trị khác nhau. Sai số tuyệt đối SpO2
≤ ± 2 %/SpO2 ≤ ± 3 % khi giá trị được lấy trong khoảng (70 ÷ 100) %/(45 ÷ 69) %.

Xử lý chung máy theo dõi bệnh nhân

Sau khi kiểm định xong:

  • Nếu máy TDBN đáp ứng được các tiêu chí của quy trình kiểm định thì sẽ được cấp chứng nhận (tem/giấy/con dấu).
  • Nếu không đạt một trong các yêu cầu của quy trình kiểm định, thiết bị sẽ không được cấp mới chứng chỉ và xóa dấu cũ.
  • Chu kỳ kiểm định: 12 tháng.

Lời kết

Máy theo dõi bệnh nhân là thiết bị được sử dụng thường xuyên trong y học. Để quá trình sử dụng diễn ra hiệu quả, cần chú ý kiểm định máy khi đến thời hạn. Là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong lĩnh vực hiệu chuẩn – công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL tự tin sẽ làm bạn hài lòng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *