Máy đo tốc độ phương tiện giao thông được sử dụng rộng rãi trong quản lý đường sá trên bộ. Vậy quy trình thử nghiệm của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Quy trình thử nghiệm máy đo tốc độ phương tiện giao thông
Quy trình dưới đây áp dụng cho các máy đo tốc độ giao thông kiểu laser và radar, có phạm vi đo từ 8 km/h – 320 km/h. Sai số lớn nhất là ± 3 km/h trong phạm vi từ 5 – 1000 m (sai số khoảng cách không vượt quá ± 0,15 m)
Giải thích thuật ngữ
- Buồng thử tương thích điện từ trường: là buồng được bọc kim để sóng điện từ bên ngoài không tác động được vào bên trong. Vách trong được gắn vật liệu hấp thụ sóng điện từ.
- Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông kiểu laser: là thiết bị sử dụng nguyên lý laser. Sau đây sẽ được gọi tắt là “đối tượng thử nghiệm kiểu laser”.
- Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông kiểu radar: là loại thiết bị đo sử dụng nguyên lý radar. Sau đây sẽ gọi tắt là “đối tượng thử nghiệm kiểu radar”.
Các phép thử nghiệm
Cần tiến hành lần lượt theo trình tự sau:
- Với đối tượng thử nghiệm kiểu laser:
- Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật
- Thử nghiệm đo lường
- Thử nghiệm công suất laser
- Thử nghiệm can nhiễu điện từ trường
- Thử nghiệm miễn nhiễm điện từ trường
- Thử nghiệm khả năng chịu nóng ẩm
- Với đối tượng thử nghiệm kiểu radar: như trên, không bao gồm bước 3: Thử nghiệm công suất laser.
Phương tiện thử nghiệm của máy đo tốc độ phương tiện giao thông
Bao gồm các phương tiện sau:
- Máy đo công suất laser
- Buồng thử tương thích điện từ trường
- Anten thu
- Máy tạo sóng ( có điều chế AM)
- Máy thu nhiễu
- Máy khuếch đại công suất
- Tủ thử môi trường
- Anten phát
Điều kiện thử nghiệm
Để quá trình thử nghiệm diễn ra suôn sẻ, cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng (23 土 5)℃.
- Độ ẩm không khí không vượt quá mức 80 % RH.
Chuẩn bị thử nghiệm
Trước khi bắt đầu thử nghiệm cần đảm bảo đã thực hiện:
- Cấp điện cho các phương tiện và đối tượng thử nghiệm tối thiểu 15 phút.
- Đối tượng thử nghiệm phải hoạt động bình thường, có giấy tờ thuyết minh kỹ thuật.
Tiến hành thử nghiệm máy đo tốc độ phương tiện giao thông
Đối tượng thử nghiệm kiểu laser
Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật
Tiến hành như với quy trình kiểm định máy đo tốc độ của phương tiện giao thông (ĐLVN 157).
Thử nghiệm đo lường
Thực hiện tương tự theo mô tả thử nghiệm đo lường của ĐLVN 157.
Thử nghiệm công suất laser
Đặt thiết bị thử nghiệm cách cảm biến laser tầm 1m. Đo 3 lần sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả. Công suất đầu ra không được lớn hơn 3 mW/cm2.
Thử nghiệm can nhiễu điện từ trường
Phương pháp thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 6989-2: 2001. Đặt thiết bị thử nghiệm cao khoảng 1 mét so với mặt sàn, thẳng góc và cách anten thu 3 mét. Khởi động máy đo tốc độ và máy thu. Sau khi kết thúc thu nhiễu, lọc đỉnh nhiễu cực đại rồi ghi vào bảng.
Thử nghiệm miễn nhiễm điện từ trường
Phương pháp thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 6989-2-4 : 2008. Trong quá trình thử sai số khoảng cách L của đối tượng thử nghiệm không được vượt mức quy định. Sai số của đối tượng thử phải nằm trong khoảng quy định.
Thử nghiệm khả năng chịu nóng ẩm
Phương pháp, trình tự thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 7699-2-30:2007. Nhiệt độ thử nghiệm cao nhất là 40℃. Chu kỳ thử nghiệm: 2 (mỗi chu kỳ kéo dài 24 giờ). Sai số không được vượt quá mức cho phép của văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam 157.
Đối tượng thử nghiệm kiểu radar
Kiểm tra bên ngoài và kiểm tra kỹ thuật
Tiến hành như với quy trình kiểm định máy đo tốc độ của phương tiện giao thông (ĐLVN 157).
Thử nghiệm đo lường
Thực hiện như với quy trình kiểm định của ĐLVN 157.
Thử nghiệm can nhiễu điện từ trường
Phương pháp thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 6989-2: 2001. Đặt thiết bị thử nghiệm cao khoảng 1 mét so với mặt sàn, thẳng góc và cách anten thu 3 mét. Khởi động máy đo tốc độ và máy thu. Sau khi kết thúc thu nhiễu, lọc đỉnh nhiễu cực đại rồi ghi vào bảng.
Thử nghiệm miễn nhiễm điện từ trường
Phương pháp thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 6989-2-4 : 2008. Đặt đối tượng ở chế độ đo sai số tuyến tính trung bình, quan sát và ghi lại kết quả khi chưa phát bức xạ. Sau đó thực hiện quét tần số và vị trí anten, quan sát rồi ghi giá trị. Sai số của đối tượng thử phải nằm trong khoảng quy định.
Thử nghiệm khả năng chịu nóng ẩm của máy đo tốc độ phương tiện giao thông
Phương pháp, trình tự thử nghiệm: phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia 7699-2-30:2007. Nhiệt độ thử nghiệm cao nhất là 40℃. Chu kỳ thử nghiệm: 2 (mỗi chu kỳ kéo dài 24 giờ). Sai số không được vượt quá mức cho phép của văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam 157.
Xử lý chung
Kết quả đo đạc sẽ ghi vào biên bản.
Sau khi thử nghiệm hoàn tất, phương tiện đo tốc độ sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả đo,thử nghiệm. Trong đó ghi rõ đạt hoặc không đạt ở từng hạng mục.
Lời kết
Phương tiện đo tốc độ là một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống. Để duy trì hiệu quả và thời gian vận hành lâu dài cho loại thiết bị này, cần chú ý thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng. Hãy liên hệ với công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL để được tư vấn kỹ hơn về dịch vụ và chi phí nếu quý khách có nhu cầu.