Tại sao phải hiệu chuẩn tuyến tính sử dụng mẫu chuẩn? Bởi nếu tiến hành định kỳ theo mô tả kỹ thuật sẽ giúp chuẩn hoạt động tốt. Sau đây, ISOCAL sẽ chia sẻ với bạn đọc một vài mẹo giúp quy trình này diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn. Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây nếu bạn quan tâm tới chủ đề này nhé!
Giải thích thuật ngữ
- Mẫu chuẩn (viết tắt RM): là dạng chất lỏng hoặc vật rắn được dùng để làm hệ quy chuẩn cho một hệ đo lường nhất định. Mẫu chuẩn có 3 loại: nội bộ, bên ngoài và đã qua chứng nhận. Tùy nhu cầu hiệu chuẩn mà ta lựa chọn sao cho phù hợp.
Hiệu chuẩn tuyến tính sử dụng mẫu chuẩn tại ISOCAL
Cần lưu ý rằng không phải loại mẫu chuẩn nào cũng áp dụng được theo quy trình này. Nếu những đặc điểm kỹ thuật của chuẩn nằm ngoài phạm vi quy định thì cần chọn quy trình khác. Dưới đây chúng tôi đưa ra một số phương pháp thường dùng.
Hiệu chuẩn theo phương pháp cơ bản
Để áp dụng phương pháp này thì cần tiến hành xác định một số nhân tố như sau:
- Đưa ra giả định về sai số lý tưởng trong lúc đo. Lưu ý giả định này không được dùng làm căn cứ tính toán. Trên thực tế, đây chỉ là mức đảm bảo được người tiến hành đặt ra từ trước. Khi tiến hành, nếu sai số phép đo lớn hơn mức giả định thì cần tiến hành so sánh, đánh giá.
- Hàm hiệu chuẩn này mang tính tuyến tính giả định.
- Kết hợp đồng thời phương pháp sai dư (cộng thêm một phần sai dư ra). Khi đó giá trị căn bậc hai của phương sai dư đã chọn được xem là độ lệch chuẩn.
- Độ lệch trên phải tỷ lệ thuận với giá trị của chuẩn. Sau khi kiểm chứng phải cho kết quả tương ứng.
Các bước tiến hành chính
Để áp dụng tốt phương pháp này, cần thực hiện như sau:
- Xây dựng hệ vẽ đồ thị khi tiến hành. Mục đích của việc này không phải để tạo bản đo mô phỏng. Nó chỉ là bước đệm để thiết kế một quá trình đo chính xác. Cần lưu ý rằng đây chỉ là bước phụ, không quyết định toàn bộ tính chính xác của phép đo.
- Ước tính hàm hiệu chuẩn tuyến tính giả định với mức lệch của chuẩn dư. Bước này đòi hỏi người tiến hành phải có kinh nghiệm đa dạng trong lĩnh vực này.
- Vẽ đồ thị hàm hiệu chuẩn, xác định số dư. Các chuyên gia gợi ý cần kiểm nghiệm ngay từ bước này. Sai lệch được tính giữa thực đo và giả định thể hiện tính chính xác tạm thời. Khi phát hiện sai số lớn thì cần thực hiện lại.
Các bước phụ khác
- Xác định hàm hiệu chuẩn với sai số dự kiến. Đây là cơ sở để viết kết quả đo. Nếu khi tính toán sơ bộ cho ra kết quả không lý tưởng thì cần làm lại từ đầu.
- Chọn các thông số phù hợp với giả định đã chọn.
- Vẽ đồ thị hàm chuẩn với hệ số dư cố định.
- Đánh giá độ chênh lệch của hàm và chuẩn.
- Chuyển bảng giá trị đo sang thang chuẩn.
Hiệu chuẩn theo phương pháp kiểm soát
Lợi ích của việc áp dụng phương pháp kiểm soát đó là giúp nhận biết chính xác các yếu tố biến động thực tác dụng lên chuẩn. Nhờ đó, người sử dụng có thể chủ động hạn chế, khắc phục theo năng lực tổ chức. Đó là ưu điểm lớn nhất khiến phương pháp kiểm soát được sử dụng rộng rãi trong giới kiểm định. Một vài đặc điểm của quy trình này gồm:
- Bị giới hạn với các ngưỡng trên, dưới.
- Có sai số tỷ lệ dư.
- Biểu đồ dữ liệu và tập hợp con.
- Tình trạng hoạt động của hệ thống.
- Độ không đảm bảo độ ngoại quan.
- Mô hình độ lệch và tỷ lệ dư phức tạp.
Nhìn chung thì với những ưu điểm vượt trội của phương pháp kiểm soát, việc đòi hỏi thực hiện phức tạp là dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu phòng thí nghiệm không có đủ điều kiện tiến hành thì không nên chọn cách này. Bởi sai số cuối cùng sẽ dễ vượt quá mức cho phép.
Lời kết
Mong rằng những chia sẻ trên đây của ISOCAL đã giúp bạn đọc hiểu thêm về quy trình hiệu chuẩn tuyến tính sử dụng mẫu chuẩn. Chúng tôi nhấn mạnh lần nữa, đây là thiết bị đòi hỏi chuyên môn hiệu chuẩn cao. Do đó, khách hàng nên lựa chọn các cơ sở uy tín để thực hiện. Công ty ISOCAL chuyên hoạt động trong lĩnh vực hiệu chuẩn – kiểm định sẽ là nơi dừng chân thích hợp của bạn. Với chất lượng tốt, giá cả phù hợp, chúng tôi tự tin là doanh nghiệp dẫn đầu cả nước trong hiệu chuẩn. Hãy liên hệ để được hỗ trợ ngay.