Đồng hồ đo nước được thử nghiệm như thế nào?

Đồng hồ đo nước là thiết bị dùng để đo thể tích nước. Đây là dụng cụ xuất hiện rất phổ biến  trong đời sống thường nhật. Vậy quy trình thử nghiệm của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Giải thích thuật ngữ

Đồng hồ đo nước (hay “đồng hồ”)

Là loạt thiết bị được dùng để đo thể tích/khối lượng nước qua bộ chuyển đổi.

Bộ chuyển đổi đo

Là bộ phận có chức năng chuyển thể tích (hoặc lưu lượng, khối lượng) nước cần đo thành tín hiệu cho bộ đếm và cảm biến đồng hồ. 

Đồng hồ kết hợp

Có cấu tạo 1 đồng hồ lớn, 1 đồng hồ nhỏ và cơ cấu chuyển đổi. Cơ sở quyết định dòng chảy sẽ đi qua đồng hồ nào tùy thuộc vào giá trị của lưu lượng nước.

Cơ cấu điện tử

Do các cụm lắp ráp điện tử chuyên phụ trách một chức năng riêng tạo thành.

Đồng hồ nước lạnh

Là loại thiết bị có bộ phận chỉ thị và một hoặc tất cả các bộ phận bao gồm: cảm biến, lưu trữ điện tử, tính toán.

Đồng hồ nước lạnh cơ khí

Có bộ phận chỉ thị, lưu trữ, tính toán bằng cơ khí.

Đồng hồ đo nước chưa qua xử lý

Là thiết bị được dùng để đo nước tưới, nước thủy lợi… chưa qua xử lý. 

Đồng hồ nước nóng

Là loại đồng hồ đo nước có thể làm việc ở điều kiện nhiệt độ cao hơn 50℃.

Thiết bị chỉ thị

Hiển thị khối lượng hoặc thể tích nước chảy qua đồng hồ.

Cảm biến

Dùng để nhận biết thể tích hoặc lưu lượng dòng chảy của nước qua đồng hồ. Còn được được gọi là “cảm biến thể tích” hoặc “cảm biến lưu lượng”. 

Nhiệt độ cho phép lớn nhất (MAT)

Là ngưỡng nhiệt độ cao nhất mà đồng hồ đo nước có thể chịu được liên tục mà không ảnh hưởng tới chức năng.

Nhiệt độ làm việc nhỏ nhất (mAT)

Là điểm nhiệt độ thấp nhất mà tại đó, đồng hồ vẫn có thể làm việc ổn định với áp suất bên trong, tính năng không giảm.

Áp suất danh định (PN)

Ký hiệu số (đã làm tròn) được dùng để tham khảo.

Áp suất cho phép lớn nhất (MAP)

Là ngưỡng áp suất bên trong cao nhất mà đồng hồ đo nước có thể chịu được, không bị ảnh hưởng đến chức năng hoạt động.

Áp suất làm việc nhỏ nhất (mAP)

Là ngưỡng áp suất nhỏ nhất mà tại đó, thiết bị vẫn có thể làm việc ổn định mà không bị giảm hiệu suất đo lường.

Đồng hồ đo nước sinh hoạt

Tổn thất áp suất

Do sự tồn tại của đồng hồ trên đường ống tại lưu lượng đã cho tích tụ lâu ngày tạo thành.

Cỡ danh định (DN)

Được ký hiệu bằng 1 số nguyên . Dùng thống nhất trong các chi tiết của hệ thống đường ống.

Phạm vi lưu lượng

Được giới hạn hai đầu bởi lưu lượng tối đa và lưu lượng tối thiểu. Trong phạm vi đó, đồng hồ đo nước không được vượt quá sai số cho phép lớn nhất (MPE). 

Lưu lượng (Q)

Tỷ số giữa thể tích nước và thời gian chảy qua đồng hồ của lượng nước đó.

Lưu lượng tối đa, Q4 (Qmax) 

Tại điểm đó, đồng hồ hoạt động đúng yêu cầu trong thời gian ngắn và có sai số (nằm trong khoảng hợp lý). 

Lưu lượng danh định, Q3 (Qn)

Là mức lưu lượng cao nhất được quy định trong điều kiện vận hành. Đồng hồ sẽ hoạt động đúng yêu cầu, có sai số (trong phạm vi cho phép) khi ở tại điểm đó.

Lưu lượng chuyển tiếp, Q2 (Qt)

Ở giữa Q3 và Q1. Dùng để chia phạm vi lưu lượng thành hai vùng: trên và dưới.

Lưu lượng tối thiểu, Q1 (Qmin)

Là mức lưu lượng thấp nhất mà đồng hồ có thể hoạt động theo yêu cầu kỹ thuật, có sai số (trong phạm vi cho phép).

Lưu lượng chuyển đổi của đồng hồ kết hợp Qx

Tại đó, dòng chảy qua đồng hồ lớn sẽ dừng khi lưu lượng giảm (Qx1) hoặc bắt đầu tăng (Qx2). 

Vùng trên

Quy định phạm vi hoạt động của đồng hồ trong giới hạn Q2 ≤ Q ≤ Q4.

Vùng dưới

Quy định phạm vi hoạt động của đồng hồ trong giới hạn Q1 ≤ Q < Q2. 

MPE

Sai số lớn nhất cho phép.

EUT

Thiết bị được dùng để thử nghiệm.

Quy trình thử nghiệm đồng hồ đo nước

Quy trình sau đây được áp dụng cho các loại đồng hồ nước lạnh có cơ cấu điện tử chính xác cấp A, B, C, D hoặc 1, 2; đồng hồ nước lạnh cơ khí; đồng hồ nước nóng và đồng hồ đo nước chưa qua xử lý.

Các phép thử nghiệm 

Quy trình thử nghiệm đồng hồ đo nước phải được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:

  • Kiểm tra bên ngoài: kiểm tra tính nguyên vẹn, kiểm tra nhãn mác và hồ sơ kỹ thuật
  • Kiểm tra kỹ thuật: kiểm tra độ kín, kiểm tra cơ cấu chỉ thị, kiểm tra cơ cấu niêm phong kẹp chì
  • Thử sai số 
  • Thử áp lực tĩnh
  • Thử tổn thất áp suất
  • Kiểm tra nhiệt độ nước và nhiệt độ nước quá tải 
  • Thử dòng nước ngược
  • Thử dòng chảy rối 
  • Thử độ bền 
  • Thử nghiệm tính năng của đồng hồ có cơ cấu điện tử: sấy khô (không ngưng tụ), làm lạnh, làm nóng ẩm theo chu kỳ (ngưng tụ), thay đổi điện áp nguồn, giảm nguồn trong thời gian ngắn, nổ điện và phóng tĩnh điện

Phương tiện thử nghiệm đồng hồ đo nước

Được phân chia cụ thể theo hai phương pháp như sau:

Tên phương tiện dùng để thử nghiệm Tên phương pháp thử nghiệm
Sử dụng chuẩn dung tíchSử dụng chuẩn khối lượng
Chuẩn đo lường Chuẩn dung tích (bình chuẩn, bể chuẩn, đồng hồ chuẩn)Cân chuẩn (hoặc hệ thống chuẩn lưu lượng khối lượng chất lỏng)
Phương tiện đo khácLưu lượng kế (có thể được tích hợp cùng đồng hồ chuẩn)Lưu lượng kế (có thể được tích hợp cùng đồng hồ chuẩn)
Bộ đếm xung
Bộ tỷ trọng kế
Phương tiện phụ Nhiệt kế
Áp kế
Buồng thử nghiệm môi trường 
Bộ biến đổi điện áp nguồn 
Thiết bị thử nghiệm giảm nguồn 
Thiết bị thử nghiệm nổ điện 
Thiết bị thử nghiệm phóng tĩnh điện
Thiết bị thử áp lực 
Thiết bị thử tổn thất áp suất
Thiết bị thử độ bền 
Hệ thống tạo và ổn định nguồn nước 
Hệ thống gá lắp và vận hành đồng hồ 
Hệ thống công nghệ phục vụ thử nghiệm

Điều kiện thử nghiệm đồng hồ đo nước

Quá trình thử nghiệm đồng hồ đo nước chỉ diễn ra thuận lợi khi đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Đã lắp đặt thiết bị và nguồn nước
  • Chọn phương pháp thử nghiệm 
  • Đảm bảo nhiệt độ của nước không đổi quá 5℃ trong suốt quá trình
  • Áp suất tối đa của hệ thống nằm trong ngưỡng quy định.
Đồng hồ đo nước vỏ nhựa

Ngoài ra còn cần phải đảm bảo môi trường thử nghiệm:

  • Có nhiệt độ từ 10℃ – 40℃
  • Nhiệt độ và độ dẫn điện của nước phải phù hợp
  • Độ ẩm tương đối dao động từ 45 % – 90 %.
  • Áp suất khí quyển dao động từ 86 kPa -106 kPa. 
  • Điện áp nguồn chính lớn hoặc nhỏ hơn điện áp danh định 5 %
  • Tần số nguồn chính không vượt quá mức tần số danh định ± 2 %.
  • Nhiệt độ không khí nằm trong ngưỡng 20℃ ± 5℃
  • Lưu lượng chuẩn Qc ổn định trong khoảng 0,7 × (Q2 + Q3) ± 0,03 × (Q2 + Q3)

Chuẩn bị thử nghiệm đồng hồ đo nước

Thực hiện theo trình tự:

  • Chuẩn bị tiến hành các phép thử gồm: thử sai số, kiểm tra nhiệt độ nước và nhiệt độ nước quá tải.
  • Chuẩn bị tiến hành các phép thử nghiệm cơ cấu điện tử

Tiến hành thử nghiệm

Cần tiến hành theo trình tự sau:

Trình tự thực hiệnYêu cầu chi tiết
Kiểm tra bên ngoàiKiểm tra tính nguyên vẹn
Kiểm tra nhãn mác và hồ sơ kỹ thuật
Kiểm tra kỹ thuật Kiểm tra độ kín
Kiểm tra cơ cấu chỉ thị 
Kiểm tra cơ cấu niêm phong kẹp chì
Thử sai sốXác định các lưu lượng thử nghiệm 
Phương pháp xác định lưu lượng chuyển đổi Qx1 và Qx2
Xác định thời gian và thể tích nước kiểm tra
Xác định sai số tương đối
Yêu cầu về số lần xác định sai số 
Yêu cầu về sai số của đồng hồ 
Thử áp lực tĩnhXác định mục đích của phép thử
Chuẩn bị
Tiến hành thử nghiệm
Yêu cầu
Thử tổn thất áp suấtXác định mục đích của phép thử
Chuẩn bị
Tiến hành thử nghiệm
Yêu cầu
Kiểm tra nhiệt độ nước và nhiệt độ nước quá tảiCấp đồng hồ theo nhiệt độ
Tiến hành kiểm tra
Kiểm tra nhiệt độ nước quá tải
Yêu cầu sai số
Thử dòng nước ngượcĐồng hồ thiết kế có dòng chảy ngược
Đồng hồ thiết kế không có dòng chảy ngược
Đồng hồ thiết kế ngăn ngừa dòng chảy ngược
Thử dòng chảy rốiTiến hành thử
Yêu cầu của phép thử áp lực nước
Thử độ bềnThử nghiệm chạy gián đoạn
Thử nghiệm chảy liên tục
Yêu cầu sau khi thử độ bền 
Thử nghiệm tính năng của đồng hồ có cơ cấu điện tửSấy khô (không ngưng tụ)
Làm lạnh
Làm nóng ẩm theo chu kỳ (ngưng tụ)
Thay đổi điện áp nguồn 
Giảm nguồn trong thời gian ngắn
Nổ điện
Phóng tĩnh điện 

Xử lý chung đồng hồ đo nước

  • Nguyên tắc: sau khi tiến hành thử nghiệm, cần phải lưu giữ hồ sơ thử nghiệm trong khoảng thời gian còn hiệu lực. Tùy vào loại đồng hồ mà yêu cầu với các mẫu báo cáo sẽ có sự khác biệt.
  • Dữ liệu nhận dạng: nơi thực hiện, loại đồng hồ.
  • Số lượng mẫu tối thiểu để thử nghiệm: lưu lượng danh định ≤ 16 m3 /h có 3 mẫu, lưu lượng > 16 m3 /h có 1 mẫu.
  • Kết quả các phép thử phải được ghi đầy đủ vào biên bản.
  • Sau khi đo xong, thiết bị sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả.

Lời kết

Đồng hồ đo nước là một thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống. Để sử dụng hiệu quả trong thời gian dài thì cần chú ý thử nghiệm thường xuyên. Công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL cung cấp dịch vụ thử nghiệm hiện đại, nhanh chóng, giá cả phải chăng. Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nếu có nhu cầu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *