Sơ lược về tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC)

ILAC là tổ chức quốc tế chuyên công nhận hoạt động của phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17011. Hoạt động này được diễn ra với mục đích đảm bảo tính chính xác, khách quan trong đánh giá năng lực hoạt động của cơ sở thí nghiệm. Do đó, việc tìm hiểu tổ chức này hoạt động ra sao là nhu cầu hết sức quan trọng. Đây cũng là điều mà nhiều doanh nghiệp đang quan tâm hiện nay. Hãy đọc tiếp nội dung dưới đây nếu quý khách đang quan tâm đến ILAC.

Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) là gì?

ILAC thường được biết đến với tên gọi thuần Việt là “Tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế”. Tên gọi tiếng Anh: International Laboratory Accreditation Cooperation. Đây là hiệp hội chuyên phụ trách công nhận phòng thí nghiệm hoạt động theo bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 17011. Phạm vi hoạt động của tổ chức này trải dài toàn cầu. ILAC trực tiếp tham gia vào việc công nhận các tổ chức đánh giá sự phù hợp bao gồm: cơ quan kiểm tra, phòng thử nghiệm. Ngoài ra còn có phòng thí nghiệm hiệu chuẩn, phòng thử nghiệm y tế và các nhà cung cấp thử nghiệm.

Sự liên kết giữa tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế ILAC-MRA và ANAB

Lịch sử hình thành

ILAC ban đầu được tổ chức dưới hình thức một cuộc họp diễn ra từ 24 – 28/10/1977 tại Đan Mạch. Nội dung chính của buổi họp là thúc đẩy chấp nhận kết quả hiệu chuẩn. Đồng thời thử nghiệm trên phạm vi quốc tế và tạo ra nguồn lợi thương mại khổng lồ. Mãi đến năm 1996, ILAC mới trở thành tổ chức hợp tác chính thức giữa các cơ quan đa quốc gia với hiến chương cụ thể.

Đến năm 2000, ILAC đã có 36 thành viên gồm các tổ chức kiểm định uy tín đến từ 28 quốc gia phát triển. Họ cùng ký kết biên bản thỏa thuận công nhận lẫn nhau gọi tắt là ILAC MRA. Biên bản này có hiệu lực tính từ 31/1/2001. Ban đầu phạm vi chỉ gói gọn trong phòng thí nghiệm hiệu chuẩn và kiểm định. Sau đó, nội dung về cơ quan thanh tra được bổ sung vào 10/2012. Các vấn đề về nhà cung cấp thử nghiệm, nhà sản xuất vật liệu tham chiếu lần lượt được mở rộng vào các năm 2019 và 2020.

Phạm vi hoạt động của tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế

ILAC chịu trách nhiệm giám sát công nhận trong các lĩnh vực bao gồm: hiệu chuẩn, thử nghiệm, giám định và xét nghiệm y tế. Hiện nay ILAC còn đang kết hợp với IAF để tăng sức ảnh hưởng và mở rộng phạm vi công nhận, đánh giá ra toàn thế giới. Có thể nói, việc kết hợp cùng phát triển này giúp nâng cao giá trị của con dấu xác nhận. Các biên bản thỏa thuận gần đây cho thấy hai tổ chức này đã thống nhất công nhận vai trò của các tổ chức khu vực khác. Một vài cơ quan, tổ chức hợp tác mang tính khu vực tiêu biểu đã được ILAC và IAF công nhận gồm: AFRAC (châu Phi), EA (Châu Âu. Ngoài ra còn có IAAC (châu Mỹ), APAC (châu Á Thái Bình Dương) và ARAC (các nước Ả Rập)…

Hoạt động trong tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ilac)

Ý nghĩa các thỏa thuận do ILAC ký kết

Các biên bản thỏa thuận do tổ chức này ký kết sẽ hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ sinh hoạt tại nhiều địa phương và quốc gia. Một số hình thức cơ bản có thể kể đến bao gồm: cung cấp thực phẩm và nước sạch, cung cấp dịch vụ. Ngoài ra còn có chăm sóc sức khỏe, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Không dừng lại ở đó, các thỏa thuận còn tăng mức độ chấp nhận sản phẩm và dịch vụ xuyên quốc gia. Nhờ vậy giúp gỡ bỏ nhiều hàng rào cản trở, phát triển kinh tế và đẩy mạnh thương mại toàn cầu.

Kết luận

Có thể nói, vai trò và tầm ảnh hưởng của tổ chức hợp tác công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (ILAC) là không thể chối bỏ. Việc tận dụng những lợi ích này giúp thúc đẩy sản xuất, giao thương là cơ hội ngàn vàng của kỷ nguyên số hợp tác cùng phát triển. Nếu quý khách đang cần tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi. Công ty ISOCAL rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *