Quy trình kiểm định phương tiện đo độ đục của nước

Quy trình kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sửa chữa phương tiện đo độ đục của nước có phạm vi đo nằm trong khoảng 0 ÷ 4000 NTU. Đồng thời, sai số lớn nhất cho phép kiểm định này là ± 5 % giá trị đọc. Bài viết dưới đây của ISOCAl sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về quy trình kiểm định này.

Giải thích các từ ngữ chuyên ngành

Những từ ngữ chuyên ngành trong bài viết này của isocal được giải thích như sau:

– Dung dịch chuẩn độ đục cần thử nghiệm là loại chất chuẩn thể lỏng và có độ dẫn điện xác định (còn được gọi là dung dịch RM)

– Dung dịch trắng: đây là loại dung dịch được dùng với mục đích thiết lập giá trị độ đục < 0,1 NTU của máy đo độ đục và thường sẽ là dung môi tinh khiết như nước đã được khử ion

– Độ đục sẽ được gây ra bởi sự hiện diện của chất hòa tan và huyền phù như đất sét, bùn, sinh vật phù du, các sinh vật khác, chất vô cơ, axit hữu cơ, chất màu trong chất lỏng.

– Đơn vị đo:

+ NTU: Đơn vị đo độ đục khuếch tán Nephelometric Turbidity Units).

+ FNU: Đơn vị đo độ đục Formazin khuếch tán Formazin Nephelometric Units

+ FTU: Đơn vị đo độ đục Formazin (Formazin Turbidity Units)

+ FAU: Đơn vị pha loãng Formazin Formazin Attenuation Units

+ 1 NTU = 1 FNU = 1 FTU = 1 FAU

Điều kiện tiến hành kiểm định phương tiện đo độ đục của nước

Để có thể tiến hành kiểm định hiệu quả nhất cần phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:

– Nhiệt độ: 25 ± 5°C

– Độ ẩm không khí: 80 %RH

Phương tiện đo độ đục của nước
Phương tiện đo độ đục của nước

Các phương tiện kiểm định phương tiện đo độ đục của nước

Phương tiện kiểm định phương tiện đo độ đục của nước được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Phương tiện hiệu chuẩnKỹ thuật đo lường cơ bản
Chuẩn đo lường
Dung dịch chuẩn độ đục được chứng nhận– Giá trị danh định: 20, 200, 400, 800, 2000, 4000 NTU

– Độ không đảm bảo đo không lớn hơn  sai số cho phép của PTĐ.

Phương tiện đo khác
Dung dịch trắng– Nước cất 2 lần hoặc nước siêu sạch theo tiêu chuẩn TCVN 4851 : 1989 hoặc ISO 3696 : 1987.
Bình định mức– Dung tích: 50, 100, 200, 250, 500, 1000 mL.

– Độ chính xác: ± 0,06 ÷ 0,4 ml.

Pipet– Dung tích: 1, 2, 3, 5, 10, 20, 25 ml

– Độ chính xác: ± 0,007 ÷ 0,03 ml

Phương tiện đo môi trường– Nhiệt độ: 0 ÷ 50 °C

Giá trị độ chia: 1 °C

– Độ ẩm không khí: 25 ÷ 95 %RH

Giá trị độ chia: 1 %RH.

Phương tiện phụMáy tính đã cài đặt chương trình hiệu chuẩn cảm biến gia tốc
Nước cất
Bình xịt tia
Giấy lọc

Quy trình chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định

Để quá trình kiểm định diễn ra một cách hiệu quả, cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị dưới đây:

Chọn các điểm kiểm định tương ứng với các dung dịch chuẩn có giá trị danh định như bảng dưới đây:

Phạm vi đo (NTU)Giá trị danh định các dung dịch chuẩn (NTU)
(0 ÷ 500)20; 200; 400
(0 ÷ 1000)200; 400, 800
(0 ÷ 4000)400; 800; 2000

Tiến hành thực hiện kiểm định phương tiện đo độ đục của nước

Kiểm tra bên ngoài

Để có thể kiểm tra các thiết bị thử nghiệm bằng mắt thường, bạn sẽ cần phải chú ý kỹ các thông tin sau:

Tiến hành đo độ đục của nước
Tiến hành đo độ đục của nước

Kiểm tra bằng mắt để có thể xác định sự phù hợp của phương tiện đo độ đục của nước (còn được gọi là PTĐ). Những yêu cần bạn cần chú ý như: hình dáng, hiển thị, nhãn hiệu, kích thước, nguồn điện sử dụng, và phụ kiện kèm theo

Kiểm tra kỹ thuật

Đối với quá trình kiểm tra kỹ thuật sẽ phải tiến hành theo các yêu cầu dưới đây:

Kiểm tra cơ cấu chỉnh và trạng thái hoạt động bình thường của PTĐ theo tài liệu kỹ thuật.

Kiểm tra đo lường

Kiểm tra phương tiện đo độ đục của nước theo trình tự sau đây:

Phương pháp kiểm định phương tiện đo độ đục của nước là so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị độ đục của dung dịch chuẩn bằng PTĐ và giá trị độ đục được chứng nhận của dung dịch chuẩn đó

Kiểm tra điểm “0”

– Dùng PTĐ đo tối thiểu 03 lần liên tiếp đối với dung dịch trắng

– Sai số cho phép: ± 3 % giá trị lớn nhất của thang đo

Kiểm tra sai số

– Tại mỗi điểm kiểm định, đầu đo của PTĐ phải được tráng tối thiểu 3 lần bằng dung dịch chuẩn tương ứng.

– Tại mỗi điểm kiểm định, tiến hành đo 3 lần liên tiếp bằng PTĐ

Xử lý chung

Phương tiện đo độ đục sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được niêm phong cơ cấu chỉnh và cấp chứng chỉ kiểm định tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định … theo quy định.

Phương tiện đo độ đục sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ nếu có

Chu kỳ kiểm định của phương tiện đo độ đục: 12 tháng

Lời kết

Quy trình kiểm định ban đầu, định kỳ và sau sửa chữa phương tiện đo độ đục của nước có phạm vi đo nằm trong khoảng 0 ÷ 4000 NTU. Đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận của bài viết nhé. ISOCAl sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Kiểm định phương tiện đo nồng độ oxy hòa tan như thế nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *