Phân biệt hiệu chuẩn với kiểm định

Phân biệt Hiệu chuẩn với kiểm định

Nếu là người từng làm việc với các thiết bị đo lường thì hẳn bạn đã nghe hai khái niệm hiệu chuẩn và kiểm định. Nhưng bạn có biết sự khác nhau giữa chúng là gì không. Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu trong bài viết phân biệt hiệu chuẩn với kiểm định dưới đây nhé.

Hiệu chuẩn là gì?

Theo luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011, Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giá trị đo của đại lượng cần đo với giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo. Trong đó phép đo, chuẩn đo lường và phương tiện đo được định nghĩa như sau:

  • Phép đo là tập hợp các thao tác để xác định giá trị đo của đại lượng cần đo.
  • Theo Luật đo lường 2011, chuẩn đo lường được dùng làm chuẩn so sánh với chuẩn đo lường khác hoặc phương tiện đo khác. Là phương tiện kỹ thuật duy trì, thể hiện đơn vị đo của đại lượng đo và .
  • Phương tiện đo là phương tiện kỹ thuật, bao gồm: thiết bị, dụng cụ đo; thiết bị, dụng cụ có chức năng đo; hệ thống đo để thực hiện phép đo.

Theo quy định của Nhà nước thì công tác hiệu chuẩn thiết bị đo là không bắt buộc. Nó phụ thuộc theo theo tiêu chuẩn chất lượng ISO hoặc yêu cầu của lãnh đạo. 

"Hoạt

Do không mang tính pháp lý nên doanh nghiệp có thể chọn hiệu chuẩn hoặc không. Nhưng để đảm bảo chất lượng cho quy trình sản xuất, sản phẩm và an toàn cho người lao động và người tiêu dùng thì nên thực hiện hiệu chuẩn thường xuyên.

Kiểm định là gì?

Theo Luật Chất lượng Sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12, kiểm định là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình nhất định. Mục đích là để đánh giá và xác nhận mức độ phù hợp của hàng hoá, sản phẩm so với quy định. 

Kiểm định là hoạt động xác nhận, đánh giá đặc điểm kỹ thuật đo lường của phương tiện. Khác với hiệu chuẩn, kiểm định mang tính bắt buộc. Kiểm định giúp kiểm tra xem máy móc thiết bị của doanh nghiệp và tổ chức có đảm bảo đúng quy định của nhà nước hay không.

Kiểm định kỹ thuật an toàn hay kiểm định an toàn là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình. Nhằm đánh giá và xác nhận mức độ phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Dưới tác động của các nhân tố bên ngoài, máy móc, thiết bị sẽ không còn được tốt như ban đầu. Và việc giảm chất lượng này  có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng của quy trình và sản phẩm. Vì thế ở một số thiết bị, Nhà nước đều có những quy định về kiểm định để đảm bảo chất lượng.

Việc kiểm định phương tiện đo được thực hiện thống nhất theo các quy trình bởi kiểm định viên. Sau khi thiết bị đo được kiểm định đạt yêu cầu sẽ được dán tem kiểm định. Sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước. Tem kiểm định và giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý trong cả nước.

"ISOCAL

Phân biệt hiệu chuẩn với kiểm định

Về bản chất kỹ thuật, hoạt động hiệu chuẩn và kiểm định thiết bị, máy móc là giống nhau. Chúng đều là hoạt động thiết lập, xác định mối quan hệ giữa giá trị đo của đại lượng cần đo với giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo. Vậy điểm khác nhau giữa hai khái niệm này là gì?

Điểm khác biệt lớn nhất giữa việc hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị là tính pháp lý. Việc hiệu chuẩn mang tính chất chất tự nguyện. Kiểm định thì mang tính bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Việc kiểm định là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Nó không chỉ đảm bảo an toàn mà còn đảm bảo hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động hiệu chuẩn cũng rất quan trọng. Đặc biệt trong thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay, chỉ cần một chút sai sót cũng có thể làm doanh nghiệp của bạn trượt dài.

Bài viết phân biệt hiệu chuẩn với kiểm định đến đây là kết thúc. Hy vọng các bạn đã hiểu thêm phần nào về hiệu chuẩn và kiểm định và sự khác nhau giữa chúng. Từ đó, lựa chọn áp dụng hiệu chuẩn hoặc kiểm định cho phù hợp với từng trường hợp. Mời các bạn đón đọc những bài viết bổ ích khác tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *