Quy trình kiểm định máy thở y tế uy tín, chuyên nghiệp

Máy thở y tế là một trong những dụng cụ được sử dụng trong chẩn đoán y học. Vậy quy trình kiểm định của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé

Quy trình kiểm định máy thở y tế

Quy trình sau không áp dụng cho các máy gây mê kèm thở và chế độ thở xâm nhập. Chỉ sử dụng cho các loại máy thở có thông số thuộc phạm vi như sau:

  • Áp suất đường thở : ± 150 mbar hoặc cmH2O).
  • Thể tích khí lưu thông: 10 L
  • Lưu lượng khí thở : ± 300 L/min
  • Nhịp thở : (1 ÷ 150) bpm
  • Thời gian thở : (0,05 ÷ 60) s
  • Tỷ s I:E : 1:200 ÷ 200:1

Giải thích thuật ngữ

  • PEEP: áp suất dương cuối kỳ thở. Là khái niệm chỉ áp suất còn lại trong phổi bệnh nhân cuối chu kỳ thở ra.
  • PIP: áp suất đỉnh đường thở. Là áp suất cao nhất trong kỳ thở vào.
  • Pplateau: là áp suất cuối kỳ thở vào và dừng từ 0.5 – 1s. Lúc này, khí không đi qua phổi và van thở chưa được mở ra.
  • Pmean: áp suất đường khí trung bình, phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Vt: thể tích khí lưu thông. Tính bằng mL.
  • Vi, Ve: lượng khí thở vào/ra trên thời gian 1 phút.
  • MV: thể tích khí được đưa vào/lấy ra qua phổi người bệnh trong 1 phút.
  • I:E: Tỷ lệ thời gian thở vào/thời gian thở ra.
  • Ti, Te: thời gian khí thở vào/thở ra.
  • Nhịp thở: là số lần máy thực hiện đẩy khí vào phổi bệnh nhân trong 1 phút.
  • FiO2: tỷ lệ oxy trong khí thở. Đơn vị%.
  • bpm: số nhịp thở/phút.
  • MPE: sai số tối đa của phép đo.
Máy thở y tế hiện đại

Các phép kiểm định

Quy trình kiểm định máy thở y tế phải được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:

Kiểm tra bên ngoài 

Kiểm tra kỹ thuật

Kiểm tra an toàn điện 

Kiểm tra an toàn các chức năng cảnh báo

Kiểm tra đo lường

Kiểm tra thể tích khí lưu thông

Kiểm tra lưu lượng khí thở

Kiểm tra áp suất thở vào đỉnh

Kiểm tra áp suất dương cuối kỳ thở ra

Kiểm tra nhịp thở

Kiểm tra nồng độ oxy

Kiểm tra thời gian thở ra

Kiểm tra thời gian thở vào

Kiểm tra tỷ lệ I:E

Phương tiện kiểm định

  • Chuẩn đo lường: sử dụng các thiết bị chuẩn để kiểm định máy thở trong y tế hoặc thiết bị có chức năng tương đương.
  • Phương tiện đo khác gồm: vôn mét, ampe mét, phương tiện đo điện trở cách điện và phương tiện đo điện trở tiếp đất.
  • Phương tiện phụ gồm: Ống nối chữ T, L, Y, I; dây thở, phễu lọc vi khuẩn, nhiệt kế, ẩm kế và phổi giả.

Điều kiện kiểm định máy thở y tế

Quá trình kiểm định máy thở y tế chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi nơi thực hiện đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ trong khoảng (23 ± 5)℃
  • Độ ẩm không khí (không có sự ngưng tụ hơi nước) không vượt quá (50 : 80)% RH
  • Áp suất khí quyển duy trì trong mức (96 : 104) kPa
  • Dao động điện áp nguồn không vượt quá ± 10% so với mức quy định.
  • Tần số nguồn điện nằm trong khoảng (50 ± 1) Hz

Chuẩn bị kiểm định

Trước khi bắt đầu kiểm định cần đảm bảo đã thực hiện các thao tác sau:

  • Máy thở được đặt cân bằng, tránh xa các thiết bị có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy.
  • Máy thở y tế hoạt động bình thường, các bộ phận còn đầy đủ.
  • Máy thở được thiết lập bình thường.
  • Chuẩn bị thiết bị chuẩn và thiết bị hỗ trợ.
  • Các thiết bị trong quá trình kiểm định phải được kết nối cùng môi trường, bật nguồn ít nhất 15 phút trước khi tiến hành.

Tiến hành kiểm định máy thở y tế

Kiểm tra bên ngoài 

Cần kiểm tra các yêu cầu như sau:

  • Máy thở còn hoạt động tốt, có các yêu cầu về hình dáng, kích thước, hiển thị… phù hợp với mục đích kiểm định.
  • Tem kiểm định còn nguyên niêm phong.
  • Lý lịch sử dụng máy được cập nhật đầy đủ.

Kiểm tra kỹ thuật máy thở y tế

Đây là khâu quan trọng trong kiểm định máy thở y tế. Cần phải chú ý thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận các yêu cầu sau:

Kiểm tra an toàn điện 

Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo rằng máy thở y tế có điểm nối đất.

Kiểm tra an toàn đối với các chức năng cảnh báo

Thực hiện theo trình tự như sau:

Kiểm tra báo động khi mất điện

Khởi động máy sau đó thiết lập hoạt động mặc định với phổi giả. Giữ máy ở trạng thái bật nguồn, rút dây cắm nguồn rồi đánh giá.

Kiểm tra báo động về thay đổi áp suất đường khí

Khởi động máy sau đó thiết lập hoạt động với phổi giả. Khi máy đã hoạt động ổn, ngắt nguồn điện, giảm áp suất hoặc tăng vượt ngưỡng cho phép rồi thực hiện đánh giá.

Kiểm tra báo động khi thiết bị vận hành quá mức thông số thiết lập

Khởi động máy sau đó thiết lập hoạt động với phổi giả. Thiết lập thông số các giá trị ở mức thấp hoặc cao hơn ngưỡng an toàn. Sau đó tiến hành kiểm tra hoạt động của hệ thống báo động.
Hệ thống máy thở y tế tại một bệnh viện

Kiểm tra đo lường

Kiểm tra thể tích khí lưu thông (Vt)

Đặt các giá trị thể tích lưu thông khí khác nhau trên máy thở y tế và so sánh với thiết bị chuẩn. Đợi chỉ số ổn định, ghi kết quả vào hai máy để tính toán. Sai số sau tính toán phải nhỏ hơn ± 15%.

Kiểm tra lưu lượng khí thở (MV)

Thực hiện đo ít nhất 3 lần tại các mức lưu lượng khác nhau, tính toán. Sai số sau thực hiện phải nhỏ hơn ± 15%. 

Kiểm tra áp suất thở vào đỉnh (PIP)

Thiết lập máy thở y tế hoạt động ở chế độ thở điều khiển áp suất. Sau khi chỉ số ổn định thì ghi giá trị và tính toán. Sai số chấp nhận được nằm trong mức 2 cmH20 hoặc 10%.

Kiểm tra áp suất dương cuối kỳ thở ra (PEEP)

Thiết lập máy hoạt động ở chế độ thở điều khiển áp suất. Đặt mức áp suất dương cuối kỳ thở ra để so sánh với thiết bị chuẩn.

Kiểm tra nồng độ oxy

Để máy thở ở chế độ thở dùng oxy nguyên chất. Lưu lượng khí được khuyến khích chọn dao động từ 20 – 30 L/min.

Kiểm tra nhịp thở (f)

Chạy máy cần kiểm định ở chế độ thở điều khiển thể tích, áp suất. Khi các chỉ số ổn định thì ghi kết quả sau đó tính toán. Sai số không được vượt quá 10% hoặc 2bpm (lần/phút).

Kiểm tra thời gian thở vào (Ti)

Chạy máy ở chế độ thở điều khiển thể tích, áp suất. Đặt mức thở vào hoặc thở ra muốn kiểm tra. Sai số được chấp nhận cho phép đo là dưới ± 5%.

Kiểm tra thời gian thở ra (Te)

Tương tự như với thời gian thở vào (Ti).

Kiểm tra tỷ lệ thời gian thở vào trên thở ra (I:E) 

Cài máy ở tỷ số I:E muốn kiểm tra. Đo ít nhất 3 lần. Sai số tối độ không vượt quá ± 10%

Xử lý chung

Sau khi hoàn tất kiểm định, máy thở y tế sẽ được xử lý như sau:

  • Nếu đạt chuẩn yêu cầu theo quy định thì sẽ được cấp chứng chỉ kiểm định (tem/giấy kiểm định).
  • Nếu không đạt từ một yêu cầu quy định của quy trình trở lên thì sẽ không được cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ.
  • Chu kỳ kiểm định: 12 tháng.

Lời kết

Máy thở y tế dùng để xác định lượng không khí trong phổi của người bệnh. Để thiết bị luôn hoạt động tốt trong thời gian dài, cần chú ý kiểm định đúng hạn. Công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định uy tín – chất lượng cho các loại thiết bị. Nếu có nhu cầu thực hiện kiểm định, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *