Quy trình hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử uy tín và chuyên nghiệp tại ISOCAL

Hiệu chuẩn máy đo tần số tại ISOCAL

Máy đếm tần số là một thiết bị đo chuyên dụng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực điện-điện tử. Nó là công cụ đắc lực của các kỹ sư điện trong quá trình lắp ráp, sửa chữa linh kiện điện tử. Vậy máy đếm tần số điện tử là gì? Quy trình hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử tại ISOCAL diễn ra như thế nào? Hãy để ISOCAL bật mí nhé.

Khái quát về máy đếm tần số điện tử

Máy đếm tần số điện tử là gì?

Máy đếm tần số điện tử hay tần số điện tử là một loại thiết bị đo tần số tín hiệu điện. Máy này sẽ lưu trữ số lần xảy ra một dữ kiện trong một khoảng thời gian xác định. Sau đó kết quả sẽ được hiển thị lên màn hình LED hoặc LCD. Phương thức hoạt động của máy đo tần số sẽ dựa vào dải tần số của máy. Độ chính xác của máy đo tần số rất cao, lên đến 6 – 9 chữ số. Ngoài ra, máy còn tích hợp theo đồng hồ có tính ổn định rất cao.

Công dụng của máy đếm tần số

  • Máy có độ phân giải cao, có khả năng xử lý được những thay đổi nhỏ nhất của tần số thời gian.
  • Tự động hóa và được tích hợp đa chức năng như: đo chu kỳ tỷ lệ và tần số, độ xung, khoảng thời gian lỗi…
  • Đo được các tín hiệu sườn lên xuống, chu kỳ hoạt động, góc pha, điện áp Mã và điện áp đỉnh – đỉnh.
  • Phân tích tín hiệu nhanh, đo được số liệu có độ chính xác cao.
Máy đếm tần số điện tử
Máy đếm tần số điện tử

Cấu tạo của máy đếm tần số điện tử

  • Phần thân vỏ được làm từ chất liệu chịu nhiệt cao, chống va đập tốt.
  • Màn hình LED/LCD lớn, cho kết quả hiển thị lên tới 10 con số.
  • Bộ nhớ có cấu hình lớn, có thể ghi được đến 1000 dữ liệu.
  • Dải tần số đo rộng từ 1Hz – 1.5Hz.

Quy trình hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử

Quy trình này áp dụng cho máy đếm tần số điện tử có độ ổn định tần số không vượt quá 10-6.

Giải thích thuật ngữ

  • Độ lệch tần số tương đối (relative frequency offset) là sai khác tương đối với tần số danh nghĩa của tần số dao động tương đối của máy phát tần số.
  • Độ ổn định tần số (frequency stability) thể hiện sự biến động tần số do ồn nội tại tại của máy phát tần số.
  • DUT (Device under test) là máy đếm tần số cần hiệu chuẩn.

Các phép hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử

Quy trình hiệu chuẩn thiết bị phải thực hiện các phép hiệu chuẩn theo đúng thứ tự liệt kê là:

  • Kiểm tra bên ngoài
  • Kiểm tra kỹ thuật
  • Kiểm tra đo lường

Phương tiện hiệu chuẩn

  • Chuẩn tần số
  • Máy đếm tần số điện tử
  • Oscilloscope
  • Máy phát tần số
  • Máy tính PC

Điều kiện hiệu chuẩn

  • Độ ẩm không khí trong môi trường hiệu chuẩn không được vượt 75% RH.
  • Nhiệt độ phòng đảm bảo ở khoảng (233)°C.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

  • DUT phải được đặt vào môi trường hiệu chuẩn 60 phút trước khi hiệu chuẩn.
  • Cấp nguồn cho các thiết bị trước khi hiệu chuẩn 30 phút.
  • Các phương tiện tham gia vào quá trình hiệu chuẩn và DUT phải được nối đất.
  • Các phương tiện hiệu chuẩn phải được cấp điện theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
Mặt trước máy đếm tần số điện tử
Mặt trước máy đếm tần số điện tử

Tiến hành hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử

Kiểm tra bên ngoài

Bên ngoài của máy đếm tần số được hiệu chuẩn phải tuân thủ yêu cầu sau:

  • DUT phải còn nhãn mác, thể hiện rõ tên, ký hiệu, mã hiệu, số máy, nơi sản xuất.
  • Các nút bấm, công tắc, núm vặn hay đèn hiển thị vẫn còn hoạt động tốt. Không bị kẹt cứng.

Kiểm tra kỹ thuật

DUT phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như sau:

  • Nếu DUT có chế độ tự kiểm tra, khởi động chế độ trên. Đặt thời gian đếm lần lượt cho toàn dải, đảm bảo rằng các số hiện liên đầy đủ.
  • Dùng Oscilloscope để kiểm tra tín hiệu của tần số chuẩn và tần số gốc của DUT. Thực hiện thông qua việc đo tần số và mức điện áp.
  • Khởi động chế độ đếm tần số của DUT, lần lượt chỉnh tín hiệu từ máy phát tần số từ thấp đến cao. Phải chắc chắn rằng các chữ số hiện lên rõ ràng.

Kiểm tra đo lường

  • Thực hiện lắp đặt sơ đồ sau:
  • Việc kiểm tra đo lường máy đếm tần số điện tử sẽ được tiến hành bằng việc đo tần số gốc. Thực hiện 100 phép đo với thời gian đo lần lượt là 1 giây, 10 giây và 100 giây.
Mặt sau của máy đếm tần số điện tử
Mặt sau của máy đếm tần số điện tử

Ước lượng độ không đảm bảo đo

  • Độ không đảm đo của máy đếm tần số điện tử dùng trong hiệu chuẩn bao gồm:
  • Độ không đảm bảo đo loại A
  • Độ không đảm bảo đo loại B
  • Độ không đảm bảo đo của hệ thống hiệu chuẩn.
  • Độ không đảm bảo đo chuẩn tổng hợp.
  • Độ không đảm bảo đo mở rộng.
  • Xác định độ ổn định tần số của máy đếm tần số điện tử được hiệu chuẩn.

Xử lý chung

  • Máy đếm tần số điện tử đạt hết những yêu cầu mà quy trình đặt ra sẽ được cấp chứng nhận hiệu chuẩn theo quy định.
  • Trong trường hợp không đạt, dấu hiệu chuẩn cũ của máy sẽ bị xóa bỏ và không nhận được chứng nhận hiệu chuẩn.
  • Mỗi máy đếm tần số điện tử sẽ có chu kỳ hiệu chuẩn là 1 năm.

Lời kết 

Thông qua bài viết trên, ISOCAL hy vọng rằng quý khách đã nắm được các bước trong quy trình hiệu chuẩn máy đếm tần số điện tử. Hãy hiệu chuẩn máy theo chu kỳ để máy luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của quý khách không bị cản trở bởi những rủi ro không đáng có. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ hiệu chuẩn chất lượng cao của công ty cổ phần hiệu chuẩn ISOCAL. Quý khách vui lòng liên hệ đến hotline hoặc email của chúng tôi trong mục liên hệ.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *