Các lưu ý quan trọng khi hiệu chuẩn nguồn âm thanh chuẩn

Việc hiệu chuẩn nguồn âm thanh chuẩn giúp hạn chế tối đa các sai sót trong khi sử dụng. Do đó, các đơn vị luôn mong muốn tìm được một địa chỉ kiểm định uy tín. Bài viết dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm nhiều năm làm nghề của ISOCAL. Hy vọng độc giả sẽ tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc của mình.

Thuật ngữ chuyên môn

  • Trường âm thanh tự do (xét trên mặt phẳng phản xạ): là trường âm thanh đồng nhất, có chung hướng di chuyển trong một phạm vi không gian nhất định.
  • Phòng bán âm vang: là phòng kín tiến hành kiểm định. Tại phòng này, mặt nền phải được xây cứng và có độ nhạy âm, phản xạ âm nhất định.
  • Mức áp suất âm bề mặt: là mức trung bình được xét trên một đơn vị thời gian. Phạm vi đo trải dài ở mọi vị trí của microphone. Đơn vị đo: decibel (ký hiệu là dB).
  • Mức công suất âm: là đại lượng biểu thị tỷ số của công suất âm được phát ra so với nguồn âm chuẩn ban đầu.
  • Trường âm xa: là phạm vi mà tại đó, khi trường âm được phát ra sẽ có mức áp suất âm liên tục giảm đi mỗi 3dB khi diện tích mặt đo tăng hai lần.

 

Bộ quản lý nguồn âm thanh chuẩn
Bộ quản lý nguồn âm thanh chuẩn

Khi hiệu chuẩn nguồn âm thanh chuẩn cần lưu ý gì?

Trước khi chia sẻ với độc giả, xin lưu ý rằng nội dung dưới đây chỉ được áp dụng cho thiết bị có phạm vi âm thanh nằm trong toàn dải hoặc 1/3 độ lớn của dải octa. Chỉ số độ kháng âm là 400 Ns/m3. Nếu thiết bị của bạn không nằm trong khoảng yêu cầu này, vui lòng tham khảo bài viết khác của chúng tôi. Các yếu tố cần chú ý bao gồm:

  • Độ ổn định và khả năng lặp của công suất âm.
  • Dải tần số và độ rộng dải.
  • Đặc điểm của phổ tần số.
  • Chỉ số định hướng của dãy âm thanh.
  • Giá trị hiệu chuẩn.

Lưu ý về lắp đặt và vận hành nguồn âm thanh khi hiệu chuẩn

  • Vị trí lắp đặt: có hai cách. Một là đặt trên mặt phẳng cố định, cách xa tường. Với cách đặt này, cần đặt xa tường tối thiểu 1,5m. Hai là đặt trên sàn, gần tường. Với cách đặt này, chiều cao từ nguồn âm thanh chuẩn đến mặt sàn là 0,5m trở lên. Nếu đặt quá sát sẽ không đảm bảo tính vang của thiết bị,
  • Khi vận hành, nguồn âm thanh phải phát ra tiếng liên tục. Trong đó không được có tín hiệu lỗi (tiếng rè, ngắt quãng). Nếu phần âm thanh không được đảm bảo thì phải tắt bật lại. Không được để máy rò âm trong thời gian dài.
Một mô hình phòng thí nghiệm lỷ tưởng
Một mô hình phòng thí nghiệm lỷ tưởng

Quy trình hiệu chuẩn trong phòng thí nghiệm

  • Thiết lập môi trường thử: kích thước tối thiểu của phòng (chiều dài/chiều rộng) phải đạt từ 4m trở lên. Có như vậy thì phòng mới đảm bảo tốt khả năng hút và cảm xạ âm thanh. Nếu kích thước phòng quá nhỏ, hoặc một trong hai cạnh phòng quá ngắn sẽ không đảm bảo được không gian.
  • Microphone: cần chọn loại chuyên dụng, có kích thước vừa phải, độ phản âm cao. Tần số âm phải phù hợp với môi trường khuếch tán. Nếu microphone quá to hoặc cảm âm không tốt thì hiệu quả phép kiểm định sẽ bị giảm.
  • Vị trí đặt microphone: phải cố định, không được rung lắc trong suốt quá trình đo. Bởi sự rung lắc của thiết bị sẽ tạo ra sai số của phép đo. Điều đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả.
  • Thao tác đo: phải tiến hành trình tự, không được bỏ bước hay đảo lộn quy trình. Nếu không có hướng dẫn đi kèm sản phẩm, cần chủ động tìm hiểu và chọn quy trình phù hợp.
  • Tính toán: đây là thao tác vô cùng quan trọng. Nếu người tính toán không nhập đúng dữ liệu vào công thức thì kết quả trả về sẽ không có giá trị. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến thao tác đo mà còn tốn công thực hiện lại.
  • Ghi chép: cần ghi chính xác từng đại lượng vào bảng kết quả. Chú ý đơn vị đo, đơn vị tính toán. Làm tròn số đến 0,1dB.

Lời kết

Thông qua bài viết này, ISOCAL mong rằng đã gỡ rối phần nào thắc mắc của quý khách về việc hiệu chuẩn nguồn âm thanh chuẩn. Mong rằng những kinh nghiệm thực tế của chúng tôi sẽ có ích với bạn. Nếu cần tìm kiếm một công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định trên cả nước, hãy gọi ngay theo số liên hệ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *