Tìm hiểu quy trình kiểm định cân treo móc cẩu

Quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa các loại cân treo móc cẩu có mức cân lớn nhất tới 50.000 kg. Đồng thời, cấp chính xác của cân là 3 và 4. Vậy quy trình kiểm định cân móc cẩu diễn ra như thế nào? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!

Giải thích các thuật ngữ chuyên ngành

Những từ ngữ chuyên ngành trong bài viết này của isocal được giải thích như sau:

– Cân treo móc cẩu là loại cân treo tự do, phía trên được nối với thiết bị nâng, phía dưới treo vật cần cân.

Các chữ viết tắt

d: Giá trị độ chia

e: Giá trị độ chia kiểm

E: Sai số

I : Số chỉ

L: Giá trị tải trọng

∆L: Tổng giá trị tải trọng thêm vào

m: Mức cân

mpe: Sai số cho phép lớn nhất

Max: Mức cân lớn nhất

E0 : Sai số tại điểm “0” 

Min: Mức cân nhỏ nhất

n: Số lượng độ chia kiểm

P: Chỉ thị thực trước khi làm tròn

Cân treo móc cẩu Caston
Cân treo móc cẩu Caston

Các phương tiện kiểm định cân treo móc cẩu

Phương tiện kiểm địnhKỹ thuật đo lường cơ bản
Chuẩn đo lường
Quả cân chuẩn– Quả cân chuẩn cấp chính xác M1. Tổng khối lượng các quả cân chuẩn không được nhỏ hơn 20 % Max

– Các bộ quả cân nhỏ, cấp chính xác M1, có tổng khối lượng đủ để xác định sai số của cân ở các mức cần kiểm.

Phương tiện phụ
Tải trọng dùng làm bìVật có khối lượng không đổi

 

Điều kiện để tiến hành thực hiện kiểm định cân treo móc cẩu

Để có thể tiến hành kiểm định hiệu quả nhất cần phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:

Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương tự điều kiện làm việc bình thường của cân theo yêu cầu của nhà sản xuất

Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành kiểm định cân treo móc cẩu

Để quá trình kiểm định diễn ra một cách hiệu quả, cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị dưới đây:

– Kiểm tra các điều kiện an toàn trước khi tiến hành kiểm định.

– Tập kết đầy đủ quả cân chuẩn và tải trọng bì tại nơi lắp đặt cân

Tiến hành thực hiện quy trình kiểm định cân treo móc cẩu

Kiểm tra bên ngoài

Để có thể kiểm tra các thiết bị hiệu chuẩn bằng mắt thường, bạn sẽ cần phải chú ý kỹ nhãn  mác phải gắn ở vị trí dễ quan sát, trên nhãn mác phải thể hiện rõ các thông số chính sau:

– Ký hiệu nhận biết của nhà sản xuất

– Kiểu thiết kế

– Số thiết bị

– Điện áp làm việc

– Tần số làm việc

– Nhiệt độ làm việc.

Các thông số kỹ thuật, đo lường

– Cấp chính xác của cân

– Mức cân lớn nhất (Max)

– Mức cân nhỏ nhất (Min)

– Giá trị độ chia nhỏ nhất (d)

– Giá trị độ chia kiểm (e)

Cân treo móc cẩu
Cân treo móc cẩu

Kiểm tra kỹ thuật

Đối với quá trình kiểm tra kỹ thuật sẽ phải tiến hành theo các yêu cầu dưới đây:

– So sánh sự phù hợp về kết cấu của cân cần kiểm định với phê duyệt mẫu

– Kiểm tra sự hoạt động bình thường của các cơ cấu

Kiểm tra đo lường

Cân treo móc cẩu được kiểm tra đo lường dựa vào phương pháp, nội dung và các yêu cầu sau đây:

Phương pháp xác định sai số tại một mức cân

Đưa tải trọng (L) ở mức cân cần kiểm lên cân, chỉ thị trên cân là (I):

a) Đối với cân cơ khí

– Nếu I = L thì cân có sai số bằng “0” tại mức cân đó (E = 0)

– Nếu I ≠ L lần lượt cho thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi kim trùng với vạch kế tiếp (I1)

– Sai số được tính bằng công thức sau:

E = I1 – ∆L – L

b) Đối với cân điện tử chỉ thị số có d ≤ 1/5 e

– Sai số được tính bằng công thức sau:

E = I – L

c) Đối với cân điện tử chỉ thị số có d > 1/5 e

– Lần lượt cho thêm vào cân các gia trọng theo bước bằng 0,1 e cho đến khi hiển thị chuyển sang mức mới

– Sai số được tính bằng công thức sau:

E = I + ½ e – DL – L

Xác định sai số điểm “0” (Chỉ áp dụng với cân điện tử)

– Tại mức cân L = 0 (hoặc L = Min) thực hiện xác định sai số theo mục

– Ghi kết quả vào biên bản

Kiểm tra độ lặp lại

– Tại mức cân khoảng 0,8 Max tiến hành cân ba lần cùng một tải trọng (Tải trọng là quả cân chuẩn hoặc bì)

– Giữa các lần cân nếu điểm “0” thay đổi thì lấy lại điểm “0”

Kiểm tra độ động

Phép kiểm tra độ động phải thực hiện tại các mức cân sau: Min, ½ Max và gần Max (để giảm bớt thao tác, phép kiểm tra độ động có thể thực hiện khi thực hiện phép “kiểm tra độ đúng các mức cân” tại các mức cân: Min, ½ Max và gần Max) với thao tác như sau:

– Khi cân đang ở trạng thái cân bằng ổn định, cho thêm vào cân các quả cân nhỏ theo bước bằng 0,1 d cho đến khi hiển thị của cân chuyển sang giá trị hiển thị mới (I1)

– Nhẹ nhàng cho vào cân một khối lượng có giá trị bằng 1,4 d

– Độ động của cân được đánh giá là đạt nếu hiển thị của cân chuyển sang giá trị hiển thị mới (I2) và I2 > I1. Đối với cân cơ khí, kim chỉ phải chuyển đến (hoặc quá) vạch tiếp theo và I2 – I1 ≥ d.

Xử lý chung

– Cân treo móc cẩu sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp chứng chỉ kiểm định. Bao gồm: tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định …) theo quy định. Dấu kiểm định phải được đóng (hoặc tem niêm phong phải được dán) tại các vị trí ngăn cản được việc điều chỉnh độ đúng của cân.

– Cân treo móc cẩu sau khi kiểm định nếu không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình kiểm định này thì không cấp chứng chỉ kiểm định mới và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).

– Chu kỳ kiểm định của cân treo móc cẩu là: 12 tháng

Lời kết

Quy trình kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ và kiểm định sau sửa chữa các loại cân treo móc cẩu có mức cân lớn nhất tới 50.000 kg. Công ty ISOCAL chuyên cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn và  kiểm định uy tín trong cả nước. Liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn quan tâm nhé!

Xem thêm: Cân treo móc cẩu có quy trình thử nghiệm ra sao?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *