Tổng quan quy trình đánh giá điều kiện sử dụng dấu định lượng

Phương pháp đánh giá, phương tiện đánh giá và trình tự đánh giá tại cơ sở sẽ là căn cứ chứng nhận đủ điều kiện để sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn.

Phương pháp đánh giá, phương tiện đánh giá và trình tự đánh giá đối với lượng của hàng đóng gói sẵn quy định trong văn bản này sẽ được sử dụng trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn, chúng còn có tên viết tắt là HĐGS.

Cùng ISOCAL tìm hiểu chi tiết hơn về quy trình đánh giá này nhé!

Giải thích các thuật ngữ chuyên ngành

Những từ ngữ chuyên ngành trong bài viết này của isocal được giải thích như sau:

Lô HĐGS hay còn được gọi tắt là lô. Đây là tập hợp các đơn vị HĐGS giống nhau được nhập khẩu, sản xuất (bao gồm một hoặc các hoạt động sản xuất, sang bao hoặc chai, đóng gói), lưu thông, buôn bán với cùng một lượng danh định, dưới những điều kiện như nhau. Từ đó HĐGS được lấy ra để tiến hành đánh giá sự phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

Cỡ lô còn được viết tắt là N. Đây là con số chi tổng số đơn vị HĐGS trong lô và được xác định theo các yêu cầu sau đây:

– Tại nơi sản xuất, cỡ lô được tính bằng số đơn vị HĐGS được sản xuất trong một giờ

– Tại nơi nhập khẩu, cỡ lô được tính bằng số đơn vị HĐGS theo từng đợt nhập hàng

– Tại nơi lưu thông, buôn bán, cỡ lô được tính bằng số đơn vị HÐGS trên phương tiện vận chuyển, tại nơi chứa, tại nơi bán

– Cỡ lô sẽ không quá một trăm nghìn

Sử dụng dấu định lươjng trên bao bì thực phẩm
Sử dụng dấu định lươjng trên bao bì thực phẩm

Các phương tiện đánh giá điều kiện sử dụng dấu định lượng

Có hai phương tiện đánh giá đó là: Phương tiện đo để xác định lượng thực  và phương tiện phụ.

Đối với phương tiện đo dùng để xác định lượng thực phải bảo đảm các yêu cầu chung dưới đây:

– Có phạm vi đo phù hợp với lượng của hàng đóng gói sẵn

– Phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định về đo lường

– Có sai số cho phép lớn nhất không quá 1/5 lượng thiếu cho phép đã được quy định

Đối với phương tiện đo phụ sẽ phải đảm bảo yêu cầu quy định đối với từng phương pháp xác định lượng thực đã được quy định.

Chuẩn bị đánh giá và điều kiện đánh giá

Trưởng đoàn tổ chức họp đoàn đánh giá để thống nhất kế hoạch thực hiện việc đánh giá theo tiến độ, nội dung đánh giá quy định trong quyết định thành lập đoàn đánh giá và thông báo cho các bên liên quan.

Theo nhiệm vụ được phân công, các thành viên đánh giá sẽ phải thực hiện các công việc sau đây:

– Chuẩn bị phương tiện đánh giá

– Đề nghị cơ sở cung cấp hồ sơ lưu trữ, tài liệu có liên quan

– Chuẩn bị phiếu đánh giá về hệ thống quản lý hoặc phiếu đánh giá về kỹ thuật đo lường

Địa điểm để đánh giá đo lường đối với HĐGS sẽ được tiến hành tại nơi chứa HĐGS được cơ sở sản xuất, nhập khẩu để đưa vào thị trưởng

Tên, lượng danh định và các yêu cầu kỹ thuật của HĐGS được xác định thông qua quan sát bên ngoài bao bì của hàng đã được đóng gói sẵn

Xác định cỡ mẫu để mang đi đánh giá điều kiện sử dụng dấu định lượng

Cỡ mẫu (n) sẽ được xác định thông qua lô (N) và được tiến hành theo các trường hợp sau:

Đối với trường hợp lấy mẫu HĐGS định lượng dựa theo đơn vị đo khối lượng, nhập khẩu, thể tích nơi sản xuất, nhập khẩu, hệ số hiệu chính k được chọn theo bản dưới đây

Cỡ lô (N)Cỡ mẫu (n)Hệ số hiệu chính (k)Số lượng đơn vị HĐGS không phù hợp cho phép (m)
Từ 1 đến 10N
Từ 11 đến 50101,0280
Từ 51 đến 99130,8481
Từ 100 đến 500500,3793
Từ 501 đến 3200800,2955
Từ 3200 trở lên1250,2347

Đối với trường hợp lấy mẫu HĐGS định lượng dựa theo đơn vị đo diện tích, chiều dài, hoặc số đến tại nơi nhập khẩu, sản xuất, hệ số hiệu chính k được chọn theo bản dưới đây

Cỡ lô (N)Cỡ mẫu (n)Hệ số hiệu chính (k)Số lượng đơn vị HĐGS không phù hợp cho phép (m)
Từ 1 đến 10N
Từ 11 đến 50310
Từ 51 đến 9950,350
Từ 100 đến 50080,21
Từ 501 đến 3200130,151
Từ 3200 trở lên200,11

Đối với trường hợp lấy mẫu HĐGS định lượng dựa theo đơn vị đo theo thể tích và khối lượng tại nơi nhập khẩu và bao bì của HĐGS cũng cần phải phá, hệ số hiệu chính k được chọn theo bản dưới đây

Cỡ lô (N)Cỡ mẫu (n)Hệ số hiệu chính (k)Số lượng đơn vị HĐGS không phù hợp cho phép (m)
Từ 100 trở lên200,641

Tiến hành thực hiện đánh giá điều kiện sử dụng dấu định lượng

Đánh giá các biện pháp kiểm soát đo lường

Phương pháp đánh giá sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ví dụ: đánh giá tại cơ sở sản xuất, tại cơ sở nhập khẩu. Việc đánh giá sẽ áp dụng một hoặc toàn bộ các phương pháp sau đây:

Sử dụng dấu định lươjng trên bao bì hàng hóa
Sử dụng dấu định lươjng trên bao bì hàng hóa

– Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan

– Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên kỹ thuật trực tiếp đóng gói. Đồng thời, kiểm soát định lượng của cơ sở đề nghị về những thông tin có liên quan

– Đánh giá việc thực hiện xử lý kết quả tự đánh giá về đo lường đối với lượng của HĐGS được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật

– Quan sát thực tế điều kiện về thiết bị định lượng, phương tiện đo kiểm soát định lượng và nhân viên kỹ thuật thực hiện đóng gói. Ngoài ra cũng phái tiến hành kiểm soát định lượng của cơ sở để nghị

Trình tự đánh giá

Đối với cơ sở sản xuất, quá trình đánh giá sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra việc ban hành văn bản quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường

– Đánh giá sự phù hợp về số lượng và nội dung của các biện pháp kiểm soát về đo lường đã được ban hành và thực hiện gồm:

+ Cơ cấu tổ chức

+ Quản lý hồ sơ, tài liệu (số lượng, lập, lưu giữ hồ sơ, tài liệu,…)

+ Quản lý nhân viên kỹ thuật (số lượng, đào tạo, phân công nhiệm vụ,…)

+ Phương pháp kiểm soát về đo lường (tên văn bản, cơ quan, tổ chức ban hành,..)

+ Quản lý thiết bị kiểm soát về đo lường (số lượng, chủng loại phương tiện đo, phương tiện định lượng, các thiết bị phụ trợ khác; việc kiểm định, hiệu chuẩn; chu kỳ kiểm định, hiệu chuẩn,..)

+ Điều kiện môi trường cho việc kiểm soát về đo lường (diện tích mặt bằng đóng gói, kiểm soát,..)

+Hành động khắc phục và phòng ngừa.

– Đánh giá việc thực hiện và duy trì các biện pháp kiểm soát về đo lường

Đối với cơ sở nhập khẩu, quá trình đánh giá sẽ được thực hiện theo trình tự sau đây:

– Kiểm tra việc ban hành văn bản quy định các biện pháp kiểm soát về đo lường

– Đánh giá sự phù hợp về số lượng và nội dung các biện pháp kiểm soát về đo lường đã được ban hành và thực hiện gồm:

+ Quy định về việc lựa chọn nhà sản xuất HĐGS

+ Quy định về việc quản lý hồ sơ nhập khẩu HĐGS

+ Quy định về biện pháp kiểm soát về đo lường của nhà sản xuất nước ngoài để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của HĐGS.

– Đánh giá việc thực hiện và duy trì các biện pháp kiểm soát về đo lường.

Đánh giá theo yêu cầu kỹ thuật đo lường

Tiến hành lấy mẫu đánh giá

– Việc lấy mẫu các đơn vị HĐGS để đánh giá phải bảo đảm nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên, đại diện cho lô được đánh giá.

– Số lượng mẫu lấy ra để đánh giá được thực hiện theo quy định

Đánh giá theo yêu cầu kỹ thuật

Thực hiện đánh giá theo yêu cầu về ghi lượng của HĐGS trên nhãn hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Thông tư 21/2014/TT-BKHCN.

Thực hiện đánh giá theo yêu cầu về hình dáng, kích thước và các yêu cầu khác của bao HĐGS theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 21/2014/TT-BKHCN

Thực hiện đánh giá theo yêu cầu về dấu định lượng quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư 21/2014/TT-BKHCN (không áp dụng đối với trường hợp đánh giá lần đầu).

Xử lý chung

Lập biên bản tổng hợp kết quả đánh giá

Lời kết

Điều kiện sử dụng dấu định lượng sẽ phụ thuộc vào phương pháp đánh giá, phương tiện đánh giá và trình tự đánh giá tại cơ sở. Để có thể thỏa mãn điều kiện sử dụng, bạn sẽ cần phải thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau. Hãy để lại câu hỏi của bạn dưới phần bình luận của bài viết. ISOCAL sẽ giải đáp mọi thắc mắc trong thời gian sớm nhất.

Xem thêm: Hiệu chuẩn quả cân chuẩn cấp chính xác F1, F2 và M1

Điều kiện sử dụng dấu định lượng phụ thuộc vào phương pháp đánh giá, phương tiện đánh giá và trình tự đánh giá tại cơ sở sản xuất, nhập khẩu,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *