Thước đo chiều cao được hiệu chuẩn như thế nào tại ISOCAL?

Sở dĩ việc hiệu chuẩn thước đo chiều cao luôn được chú trọng là bởi tính quyết định của nó. Mặc dù trên thị trường có nhiều nơi hiệu chuẩn nhưng không phải quy trình nào cũng đủ độ uy tín. Cùng tìm hiểu ngắn gọn quy trình tiến hành đạt chuẩn quốc tế tại các cơ sở của chúng tôi qua bài viết sau đây.

Hiệu chuẩn thước đo chiều cao như thế nào?

Các phép hiệu chuẩn

Việc hiệu chuẩn thước đo chiều cao nhằm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng của thước. Khác với các sản phẩm khác, quy trình này chỉ gồm một bước thực hiện là hiệu chuẩn chiều dài. Nội dung tiến hành đã được quy định cụ thể trong biên bản kỹ thuật đính kèm.

Phương tiện hiệu chuẩn

Các phương tiện bổ trợ trong quá trình hiệu chuẩn thước đo chiều cao tương đối đơn giản. Hai dụng cụ chính là căn mẫu chuẩn và bàn đá. Trong số đó, bàn đá có thể được thay thế bằng các loại khác tương tự. Phòng thí nghiệm dự tính tùy theo năng lực của mình.

Thước đo chiều cao có chân

Điều kiện hiệu chuẩn 

Để tiến hành hiệu chuẩn sản phẩm, phòng thí nghiệm cần đạt một số yêu cầu sau:

  • Nhiệt độ môi trường dao động trong khoảng 20℃, sai số cho phép là ± 1℃. Trường hợp khác có thể ổn định ở mức 25 ± 6℃. Vượt khỏi hai khoảng đó, kết quả hiệu chuẩn sẽ có sai số lớn, không đủ tin cậy.
  • Độ ẩm môi trường không nằm ngoài khoảng từ 40% – 70%.
  • Nơi hiệu chuẩn phải có đủ ánh sáng, không bị tia sáng chiếu trực tiếp vào. Ngoài ra còn cần duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt thời gian tiến hành.

Chuẩn bị hiệu chuẩn

  • Trước tiên phải đảm bảo thước đo cần hiệu chuẩn đã được làm vệ sinh sạch. Nhiệt độ và độ ẩm của phòng luôn ở mức ổn định.
  • Nếu không có yêu cầu riêng biệt về sai số phép đo do nhà sản xuất quy định thì dựa theo quy trình mẫu.
  • Đặt các dụng cụ cần dùng tối thiểu 2 giờ trong phòng thí nghiệm trước khi tiến hành.

Tiến hành hiệu chuẩn chiều dài của thước đo chiều cao

Vì đặc điểm chuyên biệt của thước đo nên quy trình hiệu chuẩn chỉ bao gồm một bước này. Tuy nhiên, nếu phòng thí nghiệm không có kinh nghiệm, thao tác thiếu chính xác thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Do yêu cầu cao về độ chính xác, nên khi tiến hành cần mang bao tay chuyên dụng để tránh nhiệt độ cơ thể truyền sang chuẩn.

  • Đầu tiên, chọn miếng đỡ chặn có thông số tương ứng với các mức lần lượt là 25% – 50% – 75% – 95% giá trị đo của thước.
  • Tiến hành đo theo các mức đã định sẵn.
  • Ghi chép giá trị đo vào bảng mẫu. Có thể tham khảo bảng được đính kèm trong hướng dẫn thực hiện của nhà sản xuất.

      Một số mẫu thước đo chiều cao trên thị trường

Ước lượng độ không đảm bảo đo

Sau khi đã có bảng kết quả, cần bắt đầu xử lý giá trị đo theo hướng dẫn. Một số nhân tố có thể tác động đến kết quả đo bao gồm:

  • Độ tản mạn số liệu quan trắc: sai số kiểu A, ký hiệu U(Rx)=U1.
  • ĐKĐBĐ của chuẩn: sai số kiểu B, ký hiệu U(Rs)=U2.
  • Khả năng đọc và độ phân giải: sai số kiểu B, ký hiệu U(δRix)=U3.
  • ĐKĐBĐ do hệ số nhiệt gây ra: sai số kiểu B, ký hiệu U(δRtc)=U4.
  • ĐKĐBĐ do sự không ổn định của chuẩn: sai số kiểu B, ký hiệu U(Rd)=U5.

Xử lý chung

  • Nếu thước đo chiều cao đạt mọi tiêu chí hiệu chuẩn sẽ được cấp chứng nhận theo quy định.
  • Nếu không đạt dù chỉ là một yếu tố, thước đo sẽ không đủ điều kiện để nhận kết quả hiệu chuẩn mới và không được xóa con dấu cũ.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này, quý khách đã có được một số thông tin hữu ích về hiệu chuẩn thước đo chiều cao. Nếu còn đang phân vân chưa biết nên bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ với ISOCAL. Chúng tôi là doanh nghiệp luôn dẫn đầu thị trường về hiệu chuẩn, kiểm định thiết bị. Với chuyên môn cao và tinh thần làm việc hết mình, chúng tôi tin chắc sẽ làm quý khách hài lòng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *