NIST là gì? Tìm hiểu về Viện tiêu chuẩn – kỹ thuật quốc gia NIST

NIST hay Viện tiêu chuẩn – kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ là cơ quan trực thuộc bộ Thương mại. Cơ quan này hoạt động với mục đích nâng cao tính cạnh tranh của nền công nghiệp Hoa Kỳ trên phạm vi quốc tế. Cùng ISOCAL tìm hiểu qua một số đặc điểm quan trọng về cơ quan này qua bài viết tóm tắt dưới đây nhé!

NIST là gì?

Viện tiêu chuẩn – kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ có tên tiếng Anh là National Institute of Standards and Technology. Nó hoạt động dưới trướng bộ Thương mại Hoa Kỳ (tên tiếng Anh: U.S. Department of Commerce). Từ khi thành lập, nó gắn với nhiệm vụ chính là nâng cao tính cạnh tranh của nền công nghiệp Mỹ. Để làm được điều đó cần chú ý đến vấn đề cải tiến tiêu chuẩn đo lường và năng lực công nghệ. Mục tiêu cuối cùng là hướng đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã hội. 

Lịch sử hình thành

Do nhu cầu phát triển khoa học – kỹ thuật mạnh mẽ, cục tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ đã được thành lập vào năm 1901. Mục đích ban đầu của cơ sở này là cung cấp các mô hình đo lường tiêu chuẩn theo dạng phòng thí nghiệm vật lý chuyên môn. Giai đoạn đầu, cơ quan này hoạt động dưới vai trò đơn vị đo lường. Chuyên cung cấp các công cụ đo đạc liên quan đến tiêu chuẩn thương mại của sản phẩm. Đến giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất, NIST được huy động vào phục vụ quân đội. Sau đó, sang chiến tranh thế giới lần thứ hai, các nghiên cứu của tổ chức này được đưa vào thực tiễn.

Logo chính thức của NIST

Khi chiến tranh qua đi, đến năm 1948, cơ quan này bắt tay vào thiết kế và xây dựng máy tính tự động có tên gọi SEAC. 2 năm sau máy được đưa vào hoạt động chính thức. Cùng lúc đó, một phiên bản máy tính khác là SWAC cũng được xây dựng tại văn phòng ở Los Angeles. Sự xuất hiện của 2 loại máy tính này đã đánh dấu bước phát triển lớn của NIST. Đến năm 1988, do thay đổi về mục đích sử dụng, cơ quan này được đổi tên thành Viện tiêu chuẩn – kỹ thuật quốc gia (tên gọi tắt là NIST). Trụ sở chính được chuyển về Gaithersburg, bang Maryland. Một cơ sở khác được đặt tại Boulder, bang Colorado.

Quy mô tổ chức của NIST

Theo số liệu thống kê chưa chính thức, NIST hiện có khoảng 2900 kỹ sư, kỹ thuật viên… làm việc tại các cơ sở. Ngoài ra còn có thêm gần 1800 tình nguyện viên nước ngoài đến từ nhiều công ty lớn trên thế giới. Đây là yếu tố quyết định đến sự phát triển thần tốc của viện nghiên cứu này. Tính đến năm 2021, NIST hiện có các phòng thí nghiệm chuyên môn sau:

– Phòng nghiên cứu về công nghệ truyền thông.

– Phòng nghiên cứu về kỹ thuật công nghệ.

– Phòng nghiên cứu công nghệ thông tin chuyên nghiệp.

Trụ sở phòng nghiên cứu của NIST tại Mỹ

– Phòng nghiên cứu đo đạc vật liệu.

– Phòng nghiên cứu về đo lường vật lý.

Những cơ sở này được đặt tại các văn phòng khác nhau của NIST, góp phần mở rộng phạm vi hoạt động của tổ chức.

Mục tiêu hoạt động

Nhiệm vụ chính của NIST khi được thành lập là thúc đẩy sự phát triển và tính cạnh tranh của nền công nghiệp Hoa Kỳ. Để làm được điều đó, họ chú trọng xây dựng hệ thống đo lường tiên tiến, nâng cao tiêu chuẩn kỹ thuật… Khuynh hướng phát triển của NIST là nâng cao mức độ bảo mật kinh tế và cải thiện phúc lợi xã hội. Các hoạt động của họ hiện được tổ chức đa dạng dưới nhiều hình thức, từ khóa đào tạo. Ngoài ra còn có bài kiểm tra,thí nghiệm, kiểm định… Trong hơn 70 năm hoạt động dưới tên gọi cục tiêu chuẩn quốc gia (NBS), tổ chức này đã hoàn thành vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo. Đồng thời mở rộng mức độ ảnh hưởng của nền công nghiệp xứ cờ hoa tren thế giới.

Kết luận

Những thông tin tổng quát trên hy vọng đã đem lại cho độc giả nhiều góc nhìn bổ ích về NIST. Nếu quý khách vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì có thể liên hệ với ISOCAL để được tư vấn. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi tự tin có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của quý khách. Hãy để ISOCAL được đồng hành cùng bạn trên chặng đường kinh doanh sắp đến!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *