Máy đo khí thải xe cơ giới là thiết bị được dùng để xác định nồng độ thành phần khí thải do động cơ của xe cơ giới thải ra môi trường. Vậy quy trình kiểm định của loại thiết bị này được tiến hành ra sao? Hãy cùng ISOCAL tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Quy trình kiểm định máy đo khí thải xe cơ giới
Quy trình dưới đây chỉ áp dụng cho các phương tiện có phạm vi khí thải như sau:
- Khí CO: phạm vi đo trong khoảng (0:5)%, sai số tối đa ± 5%.
- Khí CO2: phạm vi đo trong khoảng (0:16)%, sai số tối đa ± 5%.
- Khí HC (n-hexan): phạm vi đo trong khoảng (0:0,2)%, sai số tối đa ± 5%
- Khí O2: phạm vi đo trong khoảng (0:21)%, sai số tối đa± 5%
Giải thích thuật ngữ
- Phương tiện đo khí thải xe cơ giới: là thiết bị dùng để xác định nồng độ các loại khí thải do xe cơ giới thải ra môi trường.
- Khí chuẩn: gồm các thành phần như CO2, CO, HC và O2, nồng độ ổn định.
- Khí “không”: là khí có nồng độ CO2, CO, HC và O2 thấp hơn mức giới hạn mà thiết bị có thể đo được.
- Đơn vị tích thể tích ppm: phần triệu.
Các phép kiểm định máy đo khí thải xe cơ giới
Quy trình kiểm định phải được tiến hành lần lượt theo trình tự sau:
- Kiểm tra bên ngoài
- Kiểm tra kỹ thuật
- Kiểm tra đo lường: kiểm tra điểm “0”, kiểm tra sai số, kiểm tra độ lặp lại, kiểm tra độ trôi
Phương tiện kiểm định
Các phương tiện cần sử dụng gồm:
- Chuẩn đo lường: khí chuẩn được chứng nhận
Phương tiện đo khác gồm: khí “không”, phương tiện đo nhiệt độ và độ ẩm môi trường
Một số phương tiện phụ như: áp kế, phương tiện đo lưu lượng khí, van nối, ống nối
Điều kiện kiểm định máy đo khí thải xe cơ giới
Để quá trình kiểm định diễn ra thuận lợi, nơi thực hiện phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Nhiệt độ môi trường nằm trong khoảng (5 ÷ 40) ℃
- Độ ẩm không khí (không có sự ngưng tụ hơi nước) không vượt quá 90% RH
- Có hệ thống thoát khí
- Không có chất dễ gây cháy nổ hoặc các loại khí có khả năng ăn mòn.
Chuẩn bị kiểm định
Trước khi bắt đầu kiểm định máy đo khí thải xe cơ giới cần đảm bảo đã thực hiện các thao tác sau:
- Chọn khí chuẩn và khí “không” theo quy định.
- Để bình chứa hai loại khí đó vào phòng kiểm định tối thiểu 2 giờ (bình 40L) hoặc 4 giờ (bình nhiều hơn 40L)
- Phương tiện đo khí thải đặt trong phòng tối thiểu 2 giờ.
- Kết nối giữa thiết bị đo và bình khí phải kín, không bị rò rỉ.
Tiến hành kiểm định
Kiểm tra bên ngoài
Cần kiểm tra hình dáng, thiết kế, hiển thị, nhãn hiệu… của máy đo khí thải xe cơ giới xem có phù hợp với mục đích tiến hành hay không.
Kiểm tra kỹ thuật
Chắc chắn rằng phương tiện đo hoạt động bình thường như mô tả của nhà sản xuất.
Kiểm tra đo lường máy đo khí thải xe cơ giới
- Phương pháp kiểm định: so sánh giá trị nồng độ của khí chuẩn với kết quả đo được bằng thiết bị cần kiểm định.
- Kiểm tra điểm “0”: đo ít nhất 3 lần khí “không”. Sai số tối đa với từng loại khí được quy định như sau: CO – 0,03 % thể tích; HC – 0,001 % thể tích; CO2: 0,5 % thể tích và O2: 0,1 % thể tích.
- Kiểm tra sai số: sai số sau khi tính toán không được vượt quá mức tối đa.
- Kiểm tra độ lặp lại: chọn một giá trị nồng độ khí chuẩn bất kỳ để xác định. Đo tối thiểu 5 lần liên tiếp tại điểm đã chọn. Độ lệch chuẩn tối đa bằng 1/3 sai số lớn nhất.
- Kiểm tra độ trôi: Đo 3 lần nồng độ khí đã chọn, mỗi lần cách nhau 1 tiếng. Sai số giữa các lần đo với lần đo đầu tiên không được vượt mức quy định.
Xử lý chung
Sau khi kết thúc kiểm định:
- Nếu phương tiện đo đáp ứng được tất cả các yêu cầu của quy trình sẽ được cấp chứng nhận (tem/giấy/dấu kiểm định).
- Nếu không đạt dù chỉ một yêu cầu thì thiết bị sẽ không được cấp mới hoặc xóa dấu chứng nhận cũ.
- Chu kỳ kiểm định: 12 tháng
Lời kết
Máy đo khí thải xe cơ giới là thiết bị đóng vai trò quan trọng trong xác định nồng độ khí thải. Để duy trì hiệu suất sử dụng trong thời gian dài, cần chú ý kiểm định máy mỗi khi đến hạn. Công ty ISOCAL tự hào là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ kiểm định nhanh chóng – uy tín hàng đầu cả nước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nếu bạn có nhu cầu!